PHONG THỦY VÀ Y HỌC
Từ ngàn xưa Phong Thủy và Y học đã có nhiều mối liên quan lẫn nhau, đôi khi người ta chữa bệnh bằng các hình thức Phong Thủy và cũng có khi đưa các vấn đề của Y học vào Phong Thủy để giải quyết các vấn đề về sức khỏe của cuộc sống con người.
Tại sao lại như vậy? Bởi 1 điều rõ ràng là cả hai đều dựa vào nền tảng của học thuyết Âm dương Ngũ hành. Học thuyết này có sơ đồ 5 hành dựa theo luật sinh và khắc cũng như khí hậu 4 mùa theo nó
Chúng ta thử so sánh giữa Y học và Ngũ hành khác nhau như thế nào:
Trong Phong thủy nhà cửa người ta làm tuần tự theo những bước sau. Trước tiên ta phải xác định hướng bằng La kinh, sau đó xác định vị trí tốt xấu trong ngôi nhà, và cuối cùng là các bước hóa giải hung, sát bằng các vật phẩm Phong thủy và các hình thức khác.. Tuy nhiên ngần đó chưa đủ nếu ta muốn làm Phong thủy cho một người cụ thể nào đó, lúc đó việc xem lá số Tứ trụ là điều quan trọng. Việc xác định thân thận vượng, suy sẽ quyết định tới việc xác định hành nào hợp với gia chủ, ở đây được gọi là Dụng thần và Hỷ thần. Sau đó dựa theo bảng Trường sinh để tính số mệnh và tính theo nhật chủ can ngày và chi tháng. Cách tính toán khá lòng vòng, thiếu chính xác do cách suy luận mỗi người khác nhau.
Có một cách đoán số khác nếu ta kết hợp thêm y học cổ truyền. Trong Y học chúng ta bảng Nhịp sinh học là nói về sự vận động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người theo thời gian ngày và tháng trong năm, bảng này có phần tương ứng với bảng Trường sinh trong Phong thủy. Như vậy dựa theo bảng trường sinh ta cũng có thể đoán số và chữa bệnh theo cách suy luận của Y học. Ta lấy ví dụ: Người sinh Can ngày Giáp tháng Mão thì sẽ gặp Đế vượng ở Mộc, Mộc vượng có nghĩa là Can vượng, người này Can khỏe mạnh, dáng người gân guốc, tính tình dễ nóng giận, sức khỏe nói chung là tốt. Gan sẽ suy yếu vào tháng Thân ( Tuyệt), lúc này Kim vượng nhất, có nghĩa là Phế vượng, như vậy người sinh ngày Giáp tháng Mão khi chữa bệnh nên chú trọng chữa thẳng vào Gan và tập trung chữa bệnh và uống thuốc vào tháng và ngày Ngọ, Mùi, Thân. Còn nếu như người này mắc bệnh ung thư thì dựa theo bảng Trường sinh ta sẽ thấy vào tháng Sửu, Dần, Mão gan khỏe mạnh, bệnh không phát triển, sẽ ủ bệnh vào tháng Thìn, Tỵ, Ngọ và khởi ung thư vào tháng Mùi, Thân, Dậu, nếu không khỏi bệnh thì sẽ mất vào tháng Thân, Dậu, Tuất, còn qua được mùa đông thì sẽ không chết nữa.
Nếu người sinh có Can ngày Giáp tháng Ngọ, Mùi, Thân thì sẽ gặp Tử, Mộ, Tuyệt dẫn đến Mộc suy, có nghĩa là Can suy. Người này Gan yếu, người không rắn chắc khỏe mạnh. Ngoài việc chú trọng chữa bệnh và uống thuốc theo tháng và giờ Ngọ, Mùi, Thân thì cần bổ thận làm chính ( Thận bổ Gan) để phục hồi Gan. Như vậy việc chữa bệnh và đoán bệnh ở các tạng phủ còn lại Tâm, Tỳ, Phế, Thận ta cũng áp dụng cách tính theo Bảng Trường sinh như trên.
Khi xem số tử vi trong hôn nhân ở ngoài xã hội người ta thường xem tuổi có hợp nhau không, nếu không hợp nhau thì người ta gọi là xung, có 6 cặp tuổi xung khắc như vậy. Cách này thường tính tuổi theo năm sinh nên số người trùng lặp nhau sẽ rất lớn và thường không chính xác.
Trong Tứ trụ ta đoán số mệnh theo ngày và tháng sinh nên sẽ chính xác hơn nhiều vì tránh được nhiều người trùng nhau. Ta có thể sử dụng Bảng Trường sinh để đoán bệnh tật con người, đồng thời có thể đoán được những đôi lứa có hợp nhau về nhiều mặt như sức khỏe, bệnh tật, tính tình, công việc vv.. Có thể hòa hợp hoặc bổ xung cho nhau, có thể xung khắc nhau, tất cả đều dựa can ngày và chi tháng. Nếu muốn mở rộng phần Cha, Mẹ, Con cái, anh em vv.. thì ta tính thêm Can giờ, Tháng, Năm và Chi tháng và luận theo cách y học để tính vượng suy, xung khắc vv.., rồi áp dụng Tứ trụ để tính số mệnh cong người
Ta lấy ví dụ: Nữ sinh ngày Nhâm tháng Tý sẽ gặp nhau ở Đế vượng, suy ra Thủy vượng và Thận vượng. Người này có tình dục mạnh mẽ nhưng mang tính dương nên thường chủ động trong quan hệ. Còn nữ sinh ngày Quý tháng Hợi gặp nhau ở Đế vượng thì Thận cũng vượng và tình dục cũng mạnh mẽ nhưng mang tính âm nên sẽ tỏ ra nhu mì bị động.
Nếu nữ có Đế vượng ở Nhâm Tý mà gặp đàn ông có Đế vượng ở Canh Dậu thì dễ sinh bệnh về đường tình dục vì Thận Thủy vượng quá (Dương thịnh). Nhưng nếu gặp đàn ông có Đế vượng ở Tân Thân thì sẽ hợp nhau về đường tình dục vì âm dương giao hòa.
Sự hòa hợp đôi lứa phụ thuộc vào sức khỏe, tình dục, tính tình, công việc vv.., những thứ này đều liên quan đến ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Thổ, Hỏa trong Phong thủy lẫn Y học. Trong Phong thủy ta áp dụng luật Sinh, Khắc, còn trong Y học thì áp dụng bệnh tật liên quan đến Lục phủ Ngũ tạng của con người . cách đoán bệnh cho Tạng Can và Thủy như trên cũng sẽ áp dụng tương tự cho các tạng còn lại và nó còn dựa theo quy luật của Y học: Nộ tại Can, Hỷ tại Tâm, Buồn hại Phế, Nghĩ hại Tỳ, Lo hại Thận, và Thận tàng Tinh, Can tàng Huyết, Tâm tàng Thần, Tỳ tàng Ý, Phế tàng Phách.
Trong Y học hiện đại người ta diễn tả sự hoạt động của cơ thể con người bằng Nhịp sinh học. Sơ đồ này chỉ cho ta thấy các cơ quan nội tạng hoạt động thế nào trong 24 giờ một ngày, ngoài ra còn cho ta thấy sự hoạt động của cơ thể theo 4 mùa trong năm.
Có 1 chức năng chiếm vai trò quan trọng hàng đầu trong Phong Thủy và Y học đó chính là sự hoạt động của khí. Tuy nhiên trong Phong thủy ta chỉ nói về khí trời, còn trong cơ thể người thì lại chia ra 2 loại: Khí Tiên thiên và khí Hậu thiên, tất cả được minh họa bằng hình dưới đây.
Phương hướng chuyển động của khí giữa Phong thủy và Cơ thể người thì có phần khác nhau. Trong Phong thủy ta tính theo bốn phương tám hướng, còn với cơ thể người thì gồm hướng lên trên, xuống dưới, trước, sau, phải, trái và lấy trục cơ thể làm tâm.
Khi làm Phong thủy nhà cửa ta thường sắp xếpvị trí theo sơ đồ cửu cung (Hà đổ lạc thư), với sơ đồ này ta xác định được hướng và các hành theo nó, trong đó có hành Thổ là Trung cung, sự liên hệ giữa các hành với nhau đều đi qua hành Thổ.
Trên sơ đồ Cửu cung của Phong thủy nếu ta lắp các cơ quan nội tạng tương ứng vào thì ta cũng có được 1 sơ đồ tương tự, trong đó Dạ dày ( Thổ) là trung tâm, tất cả các tạng Tâm, Tỳ, Phế, Can liên quan với nhau đều đi qua nó. Vì thế trong Đông y cổ truyền người ta có câu: Bệnh tật đều từ bụng mà ra.
Trong Phong thủy người ta có 4 bộ Tam hợp. Nếu lắp các Tạng của cơ thể người vào cách hành tương ứng của Phong thủy thì ta cũng có 4 bộ Tam hợp tương ứng và tất cả các Tạng đều phải liên quan với Dạ dày. Điều này có Ý nghĩa các bệnh tật đều liên quan đến dạ dày và muốc có sức khỏe tốt thì trước tiên bộ phận tiêu hóa phải hoạt động tốt.
Có hai bộ phận chính gây ra bệnh tật của con người đó là Thận thủy và Tâm hỏa. Điều này đã được người xưa đúc kết thành quy luật: Tâm thận bất giao thì sinh ra bệnh. Tâm thận tương giao thì khỏi bệnh. Theo Tam hợp của Hỏa cục và Thủy cục ta sẽ có: Can Mộc sinh Hỏa đi lên Não phải và chủ về đường huyết, còn Phế kim sinh Thận Thủy và lên não trái chủ về đường khí.
Dựa theo Bảng Trường sinh cho ta biết được sự hoạt động mạnh yếu của Tâm Can Tỳ Phế Thận của một người, nếu Tâm Can mạnh hơn Phế Thận thì Não phải mạnh hơn Não trái và ngược lại. Theo y học hiện đại: Não phải thiên về văn hóa nghệ thuật, còn Não trái thiên về khoa học kỹ thuật.
- Trong cuộc sống ngày nay vấn đề ăn uống và môi trường liên quan mật thiết đến sức khỏe con người. Ta cũng cần biết độc tố vào cơ thể và ra khỏi cơ thể bằng những con đường như thế nào:
KẾT LUẬN
- Phong thủy: Chính là môi trường sống của chúng ta, chống ô nhiễm môi trường để cho khí hậu trong lành, giúp con người tránh được nhiều bệnh tật.
- Y học gồm 2 phần: Phòng bệnh và Chữa bệnh
- Phòng bệnh: Cần có môi trường sống tốt, chế độ ăn uống hợp lý với các đồ ăn thức uống sạch. Luyện tập cơ thể đặc biệt với bộ môn khí công để nâng cao sức đề kháng của cơ thể làm con người không sinh bệnh.
- Chữa bệnh: Khi đã bị bệnh thì tác động của riêng phong thủy là không đủ, cần sự chữa bệnh trực tiếp vào cơ thể bằng các hình thức chữa bệnh khác nhau như uống thuốc, giải phẫu, ăn uống, khí công, bấm huyệt, xoa bóp vv..
- Chữa bệnh theo Đông y cổ truyền bằng cách điều chỉnh lại sự cân bằng của khí trong cơ thể như khí công, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt vv…
Nguyễn Toàn Thắng. Tel: 0908974574. CLB Phong thủy Đại Việt