BÀI 26 : ĐAU ĐẦU
Nguyễn Toàn Thắng biên soạn theo giáo trình của Lương y Hoàng Duy Tân
Đau đầu có nhiều nguyên nhân khác nhau.Tùy từng vùng đau mà chọn cách điều trị cho thích hợp.
- Đau giữa đỉnh đầu: Ngũ bội 4, 5.
- Đau nửa đầu: Ngũ bội 4.
- Đau vùng trán : Ngũ bội 2.
- Đau vùng sau gáy: Ngũ bội 4, 5…
.ĐAU VÙNG ĐỈNH ĐẦU
. Phác đồ điều trị
Khai thông : - Khóa Hổ khẩu + bấm Ngũ bội 4, 5 (khai thông kinh khí).
- Khóa Khô khốc 3 + gân gót, bấm Ngũ bội 4, 5 (thông kinh hoạt lạc).
- Thêm Khóa Cao thống + các huyệt Cô thế, Ung hương, Xàng lâm (các huyệt tác động đến vùng đỉnh đầu), Bí huyền 4 (huyệt đặc hiệu).
. ĐAU NỬA ĐẦU
Có thể đau 1 bên hoặc cả 2 bên. Tùy vị trí bệnh mà chọn hướng điều trị cho thích hợp
. Phác đồ điều trị
Khai thông : - Khóa Hổ khẩu + bấm Ngũ bội 4 (thông kinh hoạt lạc).
- Khóa Khô khốc 3 + gân gót, bấm huyệt Ngũ bội 4 (thông kinh hoạt lạc).
- Thêm Khóa Cao thống + các huyệt Cô thế, Xàng lâm (bên đau), Trung nhĩ (các huyệt tác động đến vùng đỉnh đầu), huyệt Bí huyền 3 (huyệt đặc hiệu).
. ĐAU VÙNG TRÁN
Khai thông: - Khóa Hổ khẩu + bấm Ngũ bội 2,
- Khóa Khô khốc 3 + gân gót, bấm Ngũ bội 2.
- Thêm Khóa Cao thống + các huyệt ở mắt Vũ hải, Ấn lâm, Nhị tuế; Cốt cường, Mạnh không, Án khôi
. ĐAU ĐẦU ĐÔNG
Đau đầu lúc sáng sớm kèm đau dữ dội, đau như búa bổ.
Khai thông: - Khóa Hổ khẩu, bấm Ngũ bội 4, 5
- Day vuốt Cô thế (huyệt đặc hiệu).
- Tìm điểm đau ở đầu để day, giúp kinh khí không bị ứ trệ gây nên đau.
Bước 3: Giải 12 huyệt căn bản
CAO THỐNG - VT : Tại giao điểm của 2 đường từ sống mũi thẳng lên và đường nối 2 đỉnh vành tai (huyệt Bá hội - Đốc 20) lùi về phía sau khoảng 1 khoát, ngay chỗ cao nhất của xương đỉnh.
CÔ THẾ - VT Tại chính giữa khe đốt sống cổ 1 và 2 (C1- C2). Nếu có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 cm.
UNG HƯƠNG - VT : Tại giữa khe đốt sống cổ 4 và 5 (C4 - C5).
XÀNG LÂM - VT : Trên rãnh bờ cơ thang (gáy), chỗ tiếp giáp khớp sống cổ 2 và 3 (C2 - C3).
TRUNG NHĨ - VT : Phía trên đỉnh vành tai (gấp tai lại để dễ thấy đỉnh nhọn) thẳng lên đầu, đụng vào khe rãnh (chỗ lõm), đó là huyệt.