Chủ nhật, 06/10/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 18
  • Hôm nay : 594
  • Tháng này : 13776
  • Tổng truy cập : 9232464
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Điều khiển khí

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Con người ta do đau đớn vì vết thương thì chưa chắc đã chết, nhưng nếu cơ thể bị thoát khí thì cái chết đến rất nhanh. Tôi xin kể một chuyện của chính bản thân mình. Lần đó tôi đã chạm đến cánh cửa tử thần.

Như tôi đã nói ở đoạn trước. Lần đó do tập sai nên cơ thể tôi ngày càng suy sụp, vùng bụng trái của tôi thường đau ngăm ngăm như là bị tắc khí. Vào một buổi tối tự nhiên tôi cảm thấy đau bụng và lên giường nằm, lúc đó khoảng 12 giờ đêm. Nằm khoảng nửa giờ thì cơn đau cứ tăng dần và hơi thở của tôi ngày càng mạnh và gấp hơn. Bình thường khi hít thở vào mạnh như vậy thì một lúc sau cơ thể sẽ ấm dần lên, người sẽ khỏe và có sức hơn, rồi sau đó sức thở lại bình thường trở lại. Nhưng lần này thì không như vậy, càng thở mạnh thì bụng càng đau và mô hôi bắt đầu chảy ra. Đầu tiên ra ở chân, rồi dần dần tiến lên phần thân, phần tay và lên trên đầu, cả người tôi ướt đẫm như đang tắm vậy. Lúc đó tôi vô cùng hoảng hốt, mọi nỗ lực điều hòa khí trong cơ thể đều trở nên vô ích, tôi có cảm giác cứ như vậy thì mình sẽ chết mất.

Lúc đó là nửa đêm và chỉ có một mình tôi trong phòng, tôi muốn gọi con tôi ở lầu trên để gọi cho tôi một xe cấp cứu, nhưng bụng đau như thắt, cổ nghẹn lại không thể nào nói được, chỉ ú ớ trong miệng được thôi. Khi đó tôi biết mình đang trong tình trạng thoát dương, người lạnh dần chỉ còn chờ chết. Lúc này tôi mới hiểu những người trước khi chuyển sang tình trạng hôn mê thì trước đó cũng bị toát mồ hôi ra rất nhiều, mắt mở to, bụng đau không thể nói được. Trong khoảng thời gian đó tôi lại thấy đầu óc mình rất tỉnh táo và biết rằng mình đang chết mà không ai giúp được gì. Nước mắt tôi trào ra mà không thể nói được câu nào, hai mắt chỉ biết nhìn lên trần nhà. Thế rồi trong giờ phút sinh tử đó tự nhiên một ý nghĩ chợt lóe lên: Tại sao mình không cho khí dừng đi vào cơ thể? Thế là tôi đưa bàn tay lên bằng một động tác vuốt nhẹ từ lưng lên đầu phía bên phải để đảo chiều đi của khí. Khí đang vào cơ thể theo một chiều, nhưng vào bao nhiêu lại đi ra bấy nhiêu, khí không giữ lại được trong người, cơ thể như ống thông hơi hai đầu đều bị hở vậy. Giờ đây làm cho khí chạy ngược trở lại thì cơ thể trở nên bất động đứng yên, cả người tôi như sững lại, không còn cảm thấy hít vào thở ra gì nữa, trong khoảnh khắc mồ hôi đã ngừng chảy, cơn đau bụng từ từ giảm hẳn, cả người tôi nhẹ bỗng tưởng như trong trạng thái giả chết ngừng thở, rồi tôi thiếp đi lúc nào không hay. Có lẽ khoảng 2 tiếng sau thì tôi tỉnh giấc. Lúc này cơ thể đã hoàn toàn ngưng ra mồ hôi, bụng hết đau nhưng lại thấy hơi lạnh lạnh. Tự nhiên cảm giác thiếu khí ùa vào trong người thật ghê gớm, tôi lại làm động tác đảo chiều khí một lần nữa. Lần này khí vào từ từ mạnh lên nhưng nó không bị thoát ra nữa, người tôi ấm dần lên. Khi khí đã tràn ngập lên trên não thì tôi lại ngủ thiếp đi, một giấc ngủ thật dài và sâu cho đến sáng. Lúc tỉnh giấc thì cơ thể đã hoàn toàn khỏe mạnh, không có cảm giác mệt mỏi gì trong người, tưởng như tối qua chưa xẩy ra chuyện gì vậy.

Sau lần hút chết này cũng cho tôi một bài học sâu sắc, việc luyện khí toàn thân đều phải được kiểm soát qua não bộ thì mới tạo được sự cân bằng âm dương trong cơ thể con người, và cũng sau lần này lối luyện thở của tôi cũng hoàn toàn ổn định và đã đạt được những kết quả không ngờ. Có một câu nói rất đúng “ Thất bại là mẹ của thành công”

Tôi xin giải thích trường hợp trên theo cách của Đông y – Theo học thuyết Âm Dương Ngũ Hành:

Trong học thuyết Âm Dương để diễn đạt sự liên quan về khí theo 4 mùa của một năm, người ta bổ sung thêm học thuyết Ngũ Hành. Vì thế ta hay gọi là học thuyết Âm Dương Ngũ Hành. 5 hành là: Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa

Hình 22 : Sơ đồ ngũ hành

Nhìn vào sơ đồ trên ta sẽ có:

Luật sinh:

Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim

Luật khắc:

Kim khắc Mộc,Mộc khắc Thổ,Thổ khắc Thủy,Thủy khắc Hỏa,Hỏa khắc Kim

Tôi xin giải thích vắn tắt: Thí dụ Mộc là cây cối cần có nước là Thủy thì cây mới phát triển được. Cho nên Thủy sinh Mộc. Nhưng nếu nước nhiều quá gây nên ngập lụt làm cây bị chết thì lúc đó Thủy không còn tác dụng sinh Mộc nữa, mà sẽ thành “ phản sinh”. Muốn cho cây sống ta phải giảm bớt lượng nước đi, thì lúc đó ta sẽ cho thêm đất vào, đất là Thổ vừa hút nước, vừa có tác dụng ngăn nước. Lúc này sẽ gọi là Thổ khắc Thủy. Khi cây đã phục hồi thì lúc đó ta chỉ cần một lượng nước vừa đủ để nuôi cây và Thủy lại có tác dụng sinh Mộc.

Trong trường hợp của tôi khí vào để nuôi sống cơ thể là tốt ( trường hợp khí sinh). Nhưng khi cơ thể quá yếu mà khí vào lại quá mạnh thì sẽ xẩy ra trường hợp “ phản sinh”. Lúc này khí mạnh sẽ cuốn hết khí của cơ thể đi theo ( thoát dương), cơ thể không còn khả năng giữ khí nữa và cơ thể sẽ chết. Để giúp cơ thể hồi phục ta phải tiết chế bớt khí lại ( trường hợp khắc), tiết chế khí bằng cách cho khí vào cơ thể ở mức độ tối thiểu, giống như ngừng thở. Chờ khi cơ thể phục hồi trở lại thì ta lại tiếp tục hít thở khí bình thường, lúc này khí lại có tác dụng “ sinh”. Qua đó bạn sẽ thấy cách lý luận theo Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành rất đơn giản nhưng lại chính xác. Tuy nhiên để hiểu và áp dụng vào các trường hợp thì lại phải có đầu óc suy đoán.

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips
Zalo
Zalo
favebook