Thứ năm, 28/03/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 18
  • Hôm nay : 3756
  • Tháng này : 103728
  • Tổng truy cập : 8527098
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Tin tức

Ngành Y Nổi Sóng Vì Tài Năng Diệu Kỳ Của Người Đàn Bà Bí Ẩn

Theo lời bà Trần Thị Ngọc Hường, người học trò thân cận của bà Lịch, sau khi từ Ấn Độ về Việt Nam, bà Lịch đã vào bệnh viện Từ Dũ liên hệ với các bác sĩ để xin 5 “quái thai” (“quái thai” là cách gọi của bà Lịch, tức hài nhi vừa sinh bị dị tật bẩm sinh, bị cha mẹ bỏ rơi, được Bệnh viện Từ Dũ nuôi dưỡng). Bà Hường nhớ lại: “Ngày đó, bà Lịch thường kể cho tui nghe về 5 bé tật nguyền bị bỏ rơi, mà bà gọi là quái thai, là con nuôi của bà. Tui chỉ nhớ được tên 4 người, một cậu tên Đồng, một cô tên Tâm, một cô tên Lan và cô Bình thì thi thoảng tui vẫn liên hệ. Mấy người này khi đó mới 2-3 tuổi. Người thì khoèo tay, người liệt chân, người câm, người điếc. Bà bảo, mục đích xin 5 đứa trẻ về vừa là để thực hành bấm huyệt, vừa cứu mạng những đứa bé này. Có đứa điếc thì nghe được, câm thì nói được, khoèo chân thì đứng dậy đi, trở thành người bình thường hết. Khi đã khỏi bệnh nan y, có người nhận làm con nuôi, có người vẫn sống với bà đến khi lớn, đi lấy vợ, lấy chồng. Riêng cô Bình bệnh nặng nhất thì bà giữ lại, bấm huyệt đến cả chục năm mới khỏi. Cô Bình sống với bà đến khi bà qua đời. Nhưng cô Bình không được sáng suốt đầu óc, nên không học được nghề của bà. Sau này, bà chết đi, cô Bình được một học trò của bà nuôi dưỡng”.

Theo bà Hường, cả cuộc đời bà Lịch sống trong nghèo khổ. Chồng bà chết, 3 con đều chết thảm, lại không có người ruột thịt, nên bà chẳng có mơ ước gì cao sang. Mấy chục năm bấm huyệt, cứu mạng, trị bệnh cho hàng vạn người, nhưng bà vẫn phải nuôi heo, nuôi gà để sống. Trong lúc bà trị bệnh, cô Bình và học trò nấu cám, chăm heo, gà cho bà. Tất cả bệnh nhân đưa tiền, bà đều từ chối. Bà đặt một cái hòm từ thiện ở trong nhà, ai khỏi bệnh thì tuỳ tâm cho tiền vào đó. Số tiền đó bà không bao giờ tiêu dùng cho mình, mà tặng lại những bệnh nhân nghèo, người mang trọng bệnh, hoặc chuyển cho các tổ chức từ thiện.

BỆNH NHÂN VÁI NHƯ THÁNH SỐNG

Bà Hường kể: “Ngày tui mới đến chữa trị, được chứng kiến nhiều chuyện kỳ lạ lắm. Có cháu bé con nhà quan chức to lắm bị câm, bệnh viện chữa mãi chẳng ăn thua gì, mẹ đòi đưa đến bà Lịch bấm huyệt, nhưng bà nội không cho. Bà mẹ chồng là trí thức không tin kiểu chữa bệnh mà chính quyền ngày đó cho là dị đoan của bà Lịch. Bà này ngăn cản con dâu, rồi đến tận ngôi nhà nhỏ phố Hàng Xanh, nơi bà Lịch chữa bệnh, mạt sát cả bà Lịch. Tuy nhiên, bà Lịch bỏ ngoài tai, vẫn nhận bấm huyệt điều trị cho cháu bé. Điều kỳ lạ xảy ra trước mắt hàng trăm người. Chỉ vài động tác bấm huyệt, cháu bé vốn câm mấy năm liền bỗng nói tròn vành rõ tiếng: “Mẹ ơi, con muốn ăn bún!”. Nghe đứa bé nói thế, bà mẹ và bà nội tròn mắt, mãi mới nói nên lời. Bà mẹ chồng liền đi mua 3 con gà, 2 bộ quần áo, một bộ tặng bà Lịch, một bộ tặng cô Bình. Bà này đã vái bà Lịch như thánh sống và xin lỗi vì đã xúc phạm bà”.

Bà Hường kể tiếp: “Chuyện những cháu bé bị câm, điếc, bại liệt khỏi bệnh sau khi được bà Lịch bấm huyệt là chuyện nhỏ, số lượng nhiều lắm, tui không thể nhớ hết được. Có một ông, người miền Trung, 53 năm câm điếc, thế mà bà bấm huyệt cho mấy ngày, tự dưng la lên “tui nói được nè”, khiến cả nhà hoảng hồn khiếp vía, tưởng bị ma nhập”.

Mặc dù bà trị bệnh giỏi, nhưng thời trước, chính quyền Sài Gòn chỉ tin vào Tây y, nên coi phương pháp chữa bệnh của bà là tà đào, ra sức phá, thậm chí tìm cách hãm hại bà. Thấy bà nổi tiếng quá, chính quyền Sài Gòn đã cho người đến bắt bà đem đi…kiểm tra. Họ tuyên bố rằng, nếu bà trị được bệnh thì sẽ thả, còn không trị được sẽ khép tội lừa đảo và tống giam. Thế nhưng, hàng loạt cán bộ trong chính quyền Sài Gòn mắc các chứng bệnh tai biến, bại liệt, hoặc những bệnh thông thường, đều đươc bà trị khỏi hoặc chuyển biến tốt. Có trường hợp bí tiểu, phải đem đến bệnh viện cấp cứu bằng xích lô, nhưng chưa kịp nhập viện, bà chỉ bấm 1 cái, lập tức nước tiểu chảy tháo ra xe. Chính quyền Sài Gòn đã dẫn đến một em bé tự dưng bị mù, bởi lớp màng trắng phủ kín mắt, bắt bà phải chữa. Bà bấm huyệt 1 lúc, lớp màng cứ thế từ từ co lại, mắt em bé sáng như bình thường. Không có lý do gì để bắt bà, cũng như không khép được tội, chính quyền Sài Gòn chỉ còn cách lên án bà Huỳnh Thị Lịch sử dụng ảo thuật để…chữa bệnh, rồi thả bà ra.

Mặc dù bấm huyệt chữa rất nhiều loại bệnh cho người đời, nhưng bệnh tật của bản thân bà thì lại không chữa được. Thầy thuốc thì tự bốc thuốc cho mình, nhưng lương y bấm huyệt cũng như bác sĩ mổ, chỉ giúp được người khác. Một ngày, bà Lịch kêu mệt mỏi và bà khẳng định là đã bị sỏi mật. Vì có sự quen biết nên bà Hường đã đưa bà Lịch vào Bệnh viện 175 của quân đội, nhờ bác sĩ tên Thận chiếu chụp, điều trị. Khi các bác sĩ dùng máy móc hiện đại thì đã phát hiện ra bà bị sỏi mật và sỏi bàng quang. Nhưng lần vào Bệnh viện 175, đã đưa lương y Lịch đến một ngã rẽ mới. Một hôm, khi đang nằm viện, bà đi dạo trong khuôn viên bệnh viện, thấy nhiều người tập đi lại bằng nạng, bà gọi một người lại hỏi: “Con có muốn bỏ nạng không?”. Bà ngồi luôn ở vườn hoa bấm huyệt. Bấm xong, bệnh nhân này bỏ nạng đi lại như người bình thường. Thấy chuyện lạ, bệnh nhân ở bệnh viện kéo nhau chật kín vườn hoa, xếp hàng chờ đến lượt được bà bấm huyệt. Bà kiếm tra từng bệnh nhân, thấy bệnh nhân nào chữa trị hiệu quả thì giúp, còn biết không trị được thì từ chối luôn. Thậm chí, cô y tá tên Ngọc, làm việc ở Bệnh viện 175, bị bướu cổ, chữa mãi chưa khỏi, khi được bà bấm huyệt vài lần thì bướu xẹp đi. Việc vô số người khỏi bại liệt, hoặc sức khoẻ thay đổi rõ rệt, đã khiến các bác sĩ ở bệnh viện này kinh ngạc. Mấy vị GS-TS ở bệnh viện này đã lập một cuộc hội thảo tại Bệnh viện Thống Nhất. Thế nhưng, hầu hết các thầy thuốc Tây y và cả Đông y đều không tin phương pháp bấm huyệt và coi thường khả năng của bà.

ĐƯỢC CẤP BIỆT THỰ ĐỂ TRỊ BỆNH CỨU NGƯỜI

Cuộc hội thảo đó gây nhiều tranh cãi kịch liệt. Bà Lịch chẳng quan tâm đến ý kiến của họ, bởi môn bấm huyệt Thập chỉ đạo khi đó chưa ai biết đến. Giữa lúc đó, một cán bộ lãnh đạo Công an tỉnh Tiền Giang, bị liệt một ngón tay, đến nhờ bà bấm huyệt. Vị các bộ này khỏi bệnh một cách kỳ lạ, đã cảm phục, mời bà về Bệnh viện Y học cổ truyền ở Tiền Giang để bà làm việc và tiện thể nghiên cứu môn bấm huyệt huyền diệu này. Bà làm việc ở Tiền Giang một thời gian thì Bộ Nội vụ (Bộ Công an sau này), đã mời bà ra Hà Nội. Bà đã thử tài bấm huyệt trước nhiều lãnh đạo công an bằng cách bấm huyệt ngủ. Bấm huyệt xong, mấy công an ngủ ly bì, đánh thức kiểu gì cũng không dậy. Chỉ đến khi bà bấm huyệt thì mới dậy được. Lúc đó, Bộ Nội vụ mới cho phép bà mở trung tâm bấm huyệt chữa bệnh và dạy môn bấm huyệt Thập chỉ đạo ở Tiền Giang. Công an Tiền Giang cử đồng chí Trung tá Năm Liên theo sát bà Lịch, ghi chép thông tin về bệnh nhân, lại cử ông Hồ Kiêm dịch những cuốn sách viết lại phương pháp chữa bệnh của bà. Dưới sự dạy dỗ của bà, ngày đó, hàng loạt cán bộ công an Tiền Giang đã biết đến môn bấm huyệt, thậm chí trở thành người bấm huyệt giỏi.

Ngày đó, ông Tư Nguyện, là Tổng cục trưởng Tổng cục Cao su bị bệnh Parkinson rất nặng, cứ đi giật lùi. Sau khi được bà điều trị, bệnh tình thuyên giảm nhiều, nên đã xin bà về Tổng cục Cao su. Đồng chí Tư Nguyện đã cấp cho bà căn villa bỏ hoang của nghệ sĩ Thẩm Thuý Hằng (diễn viên nổi tiếng thời đó) để bà chuyên tâm làm việc cứu người, dạy dỗ các học trò.

Ngày chuyển ra căn biệt thự rộng lớn này, bệnh nhân kéo đến đông nghìn nghịt. Mỗi ngày, trung bình bà chữa trị cho khoảng 200 bệnh nhân. Ngoài việc trị bệnh, bà còn giảng dạy bấm huyệt cho các cán bộ của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, dạy và điều trị cho các cán bộ của UBND, Thành uỷ TP.HCM.

Làm việc ở căn villa một thời gian, thì Nhà nước đòi lại căn nhà này từ Tổng cục Cao su nên bà không còn chỗ ở. Hội Phật giáo đã giao nhiệm vụ cho bà Hường đi tìm nhà cho bà. Bà Hường đã nhờ nhà thơ Nam Giang kiếm được cho bà Lịch một căn nhà nhỏ ở cư xá Văn Thánh. Bà Lịch ở đó điều trị bệnh, giảng dạy môn bấm huyệt Thập chỉ đạo cho đến ngày bà qua đời.

 

 

 

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips