Thứ sáu, 19/04/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 12
  • Hôm nay : 3426
  • Tháng này : 78204
  • Tổng truy cập : 8618106
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Tin tức

BẤM HUYỆT CỦA ĐÔNG Y VÀ TÂY Y CÓ KHÁC NHAU ?

BẤM HUYỆT CỦA ĐÔNG Y VÀ TÂY Y CÓ KHÁC NHAU ?

 Vào năm 2016 khi tôi còn dạy Bấm huyệt và Khí công trên cung văn hóa lao động Tp Hồ Chí Minh thì có một Việt Kiều Úc đăng ký học bấm huyệt. Ngày học đầu tiên anh ta nói mình chưa biết gì về bấm huyệt, lần này về Việt Nam học thử xem nó thế nào. Ngày thứ hai anh ta mang đến 1 xấp các bằng chứng nhận học bấm huyệt bằng tiếng anh và nói nó có giá trị trên toàn thế giới, anh ta còn khoe với tôi ở Úc anh ta có một cơ sở massage bấm huyệt rất đông khách, mỗi lần bấm huyệt giá từ 80 – 150$ Úc. Tôi thầm nghĩ anh ta cũng có nghề, trông anh ta trẻ trung và khỏe mạnh mặc dù anh ta đã xấp xỉ 60 tuổi. Tới ngày cuối cùng thì có 1 nhân viên ở cung văn hóa đến nhờ tôi bấm huyệt chữa đau cổ vai gáy, tôi liền để anh ta thực hành. Anh ta bấm rất điêu luyện vừa làm vừa giải thích cách làm có tính chất giải cơ và nói rằng một số cách tìm huyệt của tôi là sai, những bệnh về nội tạng thì phải để các bác sỹ trong bệnh viện họ làm, mình chỉ được phép làm về cơ xương khớp, ở Việt Nam làm như vậy là phạm pháp. Tôi có nói là ở VN khi các bệnh nhân chữa bên Tây y không khỏi thì họ mới tìm đến Đông y, trừ 1 số bệnh về nhiễm trùng, virus, chấn thương hoặc di truyền còn bấm huyệt sẽ chữa tất cả các bệnh và nhiều bệnh nan y đã được chữa khỏi, còn cách anh làm ở VN gọi là Vật lý trị liệu và Bệnh viện nào cũng có khoa này, nó có sự khác biệt với Đông y. Anh ta không cãi lại nhưng hoài nghi, nhìn tôi bằng đôi mắt mang hình viên đạn và khi chia tay cả hai đều không tâm phục, khẩu phục.

  Thực ra lúc đó tôi chưa hiểu sâu về môn Vật lý trị liệu của Tây y, và mình cũng chưa đủ lý luận để giải thích sự khác biệt giữa Đông y và Tây y. Sau này trong quá trình bấm huyệt cho bản thân và người khác tôi nhận thấy chỉ có bấm huyệt theo điểm đau ( A thị huyệt ) thì mới mang lại hiệu quả, các huyệt này luôn luôn di động nhưng bấm 1 thời gian thì nó vẫn chạy về 1 điểm, đó là điểm gây bệnh. Nếu bấm theo sách vở, theo những phác đồ trị bệnh, theo những huyệt cố định của Đông y thì chỉ mang tính chất ăn may, hiệu quả không cao, bởi những huyệt theo sơ đồ như vậy lại không phải là điểm gây ra bệnh. Vậy muốn biết có phải đó là huyệt gây ra bệnh không thì phải tìm bằng cách nào, các lý thuyết bên Đông y không giải quyết được vấn đề này, mà nếu có giải thích thì mang tính mơ hồ khó thực hiện. Thực ra do tôi biết về khi công, nên khi bấm huyệt kết hợp tập trung khí về não thì biết được chính xác điểm nào gây ra bệnh, nhưng nếu bấm cho người khác thì không làm được, vừa bấm vừa hỏi bệnh nhân, mất thời gian mà sự cảm nhận điểm đau của bệnh nhân cũng không chính xác, cần phải có 1 công thức chung nào đó cho việc này, các nhà bên Đông y thường chỉ khoe được khả năng đoán bệnh, mà không khoe được khả năng bấm huyệt chữa bệnh, những việc không làm được thì thì lại quay sang nói bắt buộc phải dùng thuốc, nhiều cách làm thì lại nói là  thuốc gia truyền nhiều đời chữa đâu khỏi đấy. Trong khoa học không có bài thuốc gia truyền nào chữa bệnh tuyệt đối, những người nói như vậy phần lớn đều không hiểu sâu về Đông y lẫn Tây y.

  Có 1 lần tôi bị ngã gây ra bong gân sai khớp ở cổ tay, tự xoa bóp mấy tháng cũng không khỏi, sau đó tôi đi 3 cơ sở quang cáo thuốc gia truyền bằng cách bó thuốc, nhưng mỗi lần làm thì lại thấy bệnh nặng hơn. Cuối củng đến bệnh viện được một bác sỹ Đông y nói cứ để nó tự khỏi, và điều thần kỳ đã xảy ra, không chữa gì nữa nó đã tự khỏi sau 3 tháng. Sau này lại bị thương nặng hơn ở khuỷu tay, đi chụp hình không gãy xương nhưng bác sỹ chỉ cho uống thuốc giảm đau không khỏi, lúc này tôi dùng cảm nhận khí để tìm điểm đau bấm huyệt, thật kỳ lạ sau 30 phút bấm thì khuỷu tay hết xưng và sau 2 ngày thì bệnh hoàn toàn bình phục, lúc này tôi mới tin những câu chuyện truyền thuyết về những ông lang chữa bong gân sai khớp đụng đâu khỏi đó là có thật, rồi ngay cả tôi cũng đã chữa được nhiều ca chấn thương như vậy cho người khác bằng phương pháp dò huyệt.

   Thực ra chẳng có gì là thần kỳ, chẳng có gì là bí quyết gia truyền chỉ là mình thiếu kiến thức khoa học mà thôi, Việc này bên Tây y đã làm từ lâu lắm rồi. Từ những năm 1960 một nữ Bác sỹ Janet Travell bên Mỹ đã phát hiện ra cách bấm huyệt theo điểm đau, và đã viết thành sách giải thích có cơ sở khoa học rõ ràng, sau này vị Bác sỹ này làm Bác sỹ riêng cho gia đình Tổng thống Mỹ Kennedy chuyên chữa bệnh không dùng thuốc. Ngày này nó trở thành môn bấm huyệt theo điểm đau mà Tây y gọi là Trigger Point, huyệt này nó khác với A thị huyệt của Đông y là nó được nằm trên một dải cơ vân , những đểm này cũng mang tính di động nhưng cuối cùng dừng lại ờ 2 đầu của một dải cơ vân. Lý thuyết nằm ở chỗ  con người được hình thành từ bộ xương được liên kết và giữ vững bằng các loại cơ vân ( vì vậy còn gọi là cơ xương), dưới tác động của thời tiết, của chấn thương, của tâm lý thần kinh làm các sợI cơ vân co rút gây ra điểm đau, khi bị vậy nó cũng làm cản trở lưu thông khí huyết, cản trở sự vận hành của các cơ quan nội tạng của cơ thể, ngoài cơ vân thì cơ thể còn có cơ trơn và cơ tim, cơ trơn điều khiển cơ quan nội tạng, hoạt động tự nhiên không theo ý nghĩ con người, còn cơ tim chuyên điều khiên tim một cách tự động nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng từ những suy nghĩ con người. Tại các điểm đau của cơ vân nó tác động đến xương khớp và các cơ vân liên quan dẫn đến điểm đau lan tỏa, vì thế có khi ta thấy đau đầu nhưng lại phải bấm ở nơi khác là như vậy. Như vậy trên khắp cơ thể ta đều có thể là những điểm đau và nó không quy định những huyệt ở vị trí cố định. Vậy ta sẽ tự hỏi vậy so với Đông y thì có gì khác biệt. Đây cũng chính là những ưu điểm nổi trội so với Đông y, nhưng cũng là những phần thua kém Đông y, vì thế Bấm huyệt bên Tây y không đi xa hơn được. Huyệt bên Đông y và Tây y cơ bản là giống nhau, cách bấm có cái khác nhưng đa phần cũng giống nhau. Các huyệt vị bên Đông y ở vị trí cố định rõ ràng, nhiều hơn hẳn bên Tây y vì nó không chỉ nằm trên cơ vân giống Tây y mà nó còn nằm trên những điểm hệ thần kinh đi qua, mạch máu đi qua, hoặc tác động thẳng vào cơ trơn, cơ tim trong lục phủ ngũ tạng con người, vì thế mà nó không chỉ chữa gân cơ xương khớp mà còn chữa các bệnh do nội tạng gây ra, còn Tây y chỉ đánh giá bệnh qua hệ cơ và xương khớp, nên giới hạn chữa bệnh chỉ dừng tại đó. Họ không nêu rõ sự liên quan cơ vân đến sự chuyển động cơ trơn,cơ tim và  cũng như ngược lại, vì thế nhiều bệnh trong cơ thể mà Tây y không xác định được nguyên nhân từ đâu, họ chỉ dựa vào máy móc và xét nghiệm, cách giải quyết chỉ là uống thuốc và giải phẫu cho nên để chữa những bệnh kinh niên mãn tính gần như bất lực, chỉ sau khi giải phẫu hay bệnh thành thương tật thì lúc đó họ mới dùng đến vật lý trị liệu. Còn bên Đông y các lý thuyết về huyệt vị dựa theo các đường kinh tuy chính xác nhưng lại rất mơ hồ, không đủ bằng chứng khoa học làm người thực hiện rất khó làm và dẫn đến mỗi người sẽ một kiểu suy nghĩ và lý luận khác nhau, tuy nhiên sự nhìn nhận toàn bộ cơ thể lại vượt trội so với Tây y, các huyệt đều có thể tác động vào mọi chức năng hoạt động của cơ thể người, từ đó dễ dàng suy đoán ra nguyên nhân bệnh tật và có khả năng chữa những bệnh kinh niên mãn tính một cách hiệu quả. Có một điều Đông y không nhìn thấy được là các huyệt đều nằm trên những vị trí của cơ vân, cơ trơn, cơ tim, hệ thần kinh, mạch máu. Khi bị bệnh sự co thắt của cơ gây nên sự thay đổi vị trí của huyệt, nên lúc đó bấm chính xác các huyệt cố định thành không chính xác và không mang lại hiệu quả chữa bệnh, như vậy khi bấm huyệt bên Đông y mà ta vận dụng được cách bấm huyệt bên Tây y thì sẽ mang lại hiệu quả tối đa, có điều để làm được điều này thì đối với các thầy lang lại là 1 câu chuyện dài: Đó là phải biết về giải phẫu học của cơ thể người. Đối với các Thầy Lang thì hiểu biết về Học thuyết âm dương ngũ hành cũng đã là điều khó khăn, có thể nói 90% các thầy chưa hiểu sâu về nó, chỉ bên phong thủy tử vy thì học hiểu sâu hơn, Mà Đông y hoàn toàn dựa vào học thuyết này. Bây giờ hiểu thêm về giải phẫu học thì sẽ quá sức với một số Thầy. Tuy vậy cũng không cần biết hết về giải phẫu, chỉ cần biết những phần liên quan đến bấm huyệt thì người có kinh nghiệm có thể giảng dạy sẽ dể hiểu và nhanh hơn nhiều. Lúc đó khi bấm huyệt các thầy Đông y sẽ hình dung ra được ta đang tác động vào cơ vùng nào, vào hệ thần kinh, vào xương, vào mạch máu nào, từ đó nó sẽ chữa những bệnh nào và vận dụng thêm phần Đông y ta sẽ chữa những bệnh nội tạng trong cơ thể người.

         

  Bên Đông y chữa bệnh dựa theo việc lưu thông khí huyết của cơ thể, việc lưu thông khí huyết tạo ra sự cân bằng nhiệt và khí của cơ thể. Chẳng hạn Tạng Tâm và tạng Thận tương ứng với Thủy và Hỏa thường là nguyên nhân chính gây nên bệnh tật gọi là Tâm Thận bất giao hay Tâm Thận tương giao. Khí nóng từ Tâm xuống làm thận ấm lên cũng như khí lạnh từ thận đi lên làm Tâm dịu lại gây nên sự cân bằng nhiệt trên dưới cơ thể và bệnh tật bị đẩy lui.

   Bên Tây y chữa bệnh bằng cách giải cơ. Khi các cơ bị co cứng gây nên đau đớn và làm giảm lưu thông máu tại chỗ, nó cũng làm giảm lưu thông máu lên não gây nên sự hoạt động suy yếu của cơ trơn và cơ tim, các cơ này suy yếu dẫn đến các bệnh như sa ruột, sa dạ dày, sa trực tràng, sa sút trí tuệ, sa tuyến tiền liệt, viêm tim, nhồi máu cơ tim vvv. Khi ta làm giãn cơ vân  ngoài việc giúp máu lưu thông phần cơ xương khớp, nó còn giúp máu lên nảo làm tăng sức hút cơ trơn và cơ tim lên trên, giúp tăng trở lại tính đàn hồi kéo lại các nội tạng bị sa sút, khi cơ trơn hoạt động tốt giúp sức thở tăng lên, làm tăng lượng khí, lượng ô xy trong máu và cơ bắp, xương khớp nhận được nhiều máu và ôxy hơn, cũng như khi cơ tim mạnh mẽ sẽ đẩy được máu đi mạnh hơn, xa hơn giúp lưu thông khí huyết toàn thân. Qua đó ta thấy được sự liên quan mật thiết giữa cơ vân và cơ trơn, cơ tim. Cả hai cách bấm huyệt bên Đông y lẫn Tây y đều là cơ sở cho việc chữa bệnh không dùng thuốc.

    Như vậy chúng ta thấy rằng trong bấm huyệt Đông y và Tây là giống nhau, đều có chung mục đích lưu thông khí huyết để chữa bệnh, nó khác nhau ở quan niệm, ở cách chuẩn đoán, ở cách thức chữa bệnh, cách thức tìm huyệt và bấm huyệt, nếu chúng ta biết kết hợp 2 cách này với nhau thì sẽ có kết quả tối ưu. Tuy nhiên để hiểu lý thuyết và thực hành của 2 ngành trái chiều nhau như vậy sẽ là điều không dễ dàng, nó đòi hỏi sự cố gắng và đam mê nghề nghiệp từ mỗi người chúng ta.

Tháng 10/2022. Lương y Nguyễn toàn Thắng. Q7. TP Hồ Chí Minh. Đt: 0908974574

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips