Thứ ba, 19/03/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 30
  • Hôm nay : 2148
  • Tháng này : 64404
  • Tổng truy cập : 8487774
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Tin khoa học

TCD BÀI 47: Bà Lịch Bấm huyệt như thế nào

BÀI 47 : BÀ LỊCH BẤM HUYỆT NHƯ THẾ NÀO

Nguyễn Toàn Thắng

Ngươi nổi tiếng nhất về bấm huyệt chữa bệnh hiện nay mà mọi người đều công nhận : Đó là Lương y Võ Hoàng Yên. Còn những người tự nhận mình nổi tiếng về bấm huyệt mà chưa được nhiều người công nhận thì là con số chưa đếm được. Nhưng có một người nổi tiếng đã đi vào huyền thoại mà nhiều người không thấy được : Đó là Cụ Huỳnh Thị Lịch.

Khi xem lương y Võ Hoàng Yên chữa bệnh ta thấy ngay đó là lối chữa bệnh trực tiếp, chữa ngay chỗ bệnh nhân bị bệnh. Cụ thể đau chỗ nào, bệnh chỗ nào thì tác động chữa ngay chỗ đó. Với lối chữa như vậy bệnh tật có chuyển biến ngay lập tực, người bệnh tưởng chừng qua một giấc mơ ngắn ngủi tự nhiên khỏi bệnh, chính vì thế người dân đã phong cho Ông là thần y. Lối chữa bệnh đó trông thì đơn giản nhưng lại cực kỳ khó khăn. Khó là vì không biết cách bấm, lắc, xoay, giật, miết chính xác chỗ nào, một lực đủ mạnh là bao nhiêu, theo những hướng, những góc xoay thế nào, cũng như các thủ thuật chuẩn bị và thời gian trước khi bấm huyệt. Những việc này không quen tay, không nắm rõ được cấu tạo cơ thể, không nắm được sức chịu đựng của từng người thì dễ gây ra những hậu quả không thể lường trước được.

Và rồi các bộ phim được quay tỷ mỷ, các hình ảnh đã được phát tán trên mạng để mọi người cùng biết, các chuyên gia giỏi về bình luận cũng đã đưa ra những lý luận vô cùng chặt chẽ, nhưng đến giờ vẫn chưa xuất hiện được Võ Hoàng Yên thứ 2, những người mong được Thầy Võ Hoàng Yên chữa bệnh sẽ vẫn phải chờ đợi mà không bao giờ có ngày hẹn trước. Như vậy chúng ta thấy rõ một điều là tất cả đều có sẵn mà vẫn không có ai thành công, nguyên nhân chính là cách chữa bệnh này đòi hỏi tay nghề quá cao, tiểu xảo nghề nghiệp và cộng thêm vào những năng khiếu nhìn nhận bệnh tật.

Vậy còn cách nào khác không? Làm sao đơn giản hơn! Làm sao dễ làm hơn! Mọi người bắt đầu tìm tới lối chữa bệnh của cụ Huỳnh Thị Lịch. Nhưng Cụ Lịch ra đi mà không để lại một thước phim nào về hình ảnh chữa bệnh của mình, tất cả những thành công của cụ đều là những câu chuyện được kể lại, những câu chuyện huyền thoại như vậy dễ được người ta thêu dệt thành những tình tiết ly kỳ, những câu chuyện khó tin, và cũng dễ bị người khác lợi dụng vào cho mục đích riêng của mình. Người ta hay dựa vào các câu nói ngày xưa của cụ Lịch để lại đoán gìà đoán non ra cách trị bệnh.Thí dụ: cụ nói cái ven nổi lên kìa thì lại dễ bị hiểu là bấm vuốt vào các mạch máu cho nó lưu thông, để bơm máu tới những nơi cần đến. Hay khi khóa huyệt thì bấm bất cứ huyệt nào cũng đều phải tìm huyệt khóa của nó. Có một câu nói của cụ “ Tôi đã phải mất 12 năm thực hànnh mới biết được cách bấm huyệt thế nào cho đúng”, thì gần như lại không ai tự hỏi “ Vậy thực sự Cụ Lịch bấm huyệt như thế nào?.

Để trả lời cho câu hỏi này tôi đã phải lần mò tới những người mà trước kia cụ Lịch đã trực tiếp hướng dẫn bấm huyệt. Chúng ta đều biết cụ đã mở được hơn 10 khóa huấn luyện bấm huyệt cho nhiều người và cũng đã để lại cuốn tài liệu hướng dẫn bấm huyệt do bác sỹ Hồ Kiên biên soạn. Tôi cũng đã đọc cuốn tài liệu này, nó khá đơn giản không khái quát được cách thức cụ chữa bệnh như thế nào, nhưng nó lại có những câu nói về cách thức chữa bệnh của cụ, tuy nhiên điều đó vẫn không hình dung được cụ chữa bệnh như thế nào.

Được biết có một học trò được cụ hướng dẫn chữa bệnh và cũng đã sống gần cụ đến cuối đời đó là Ông Tam Kha. Nhà ông ta ở ngay sát nhà Cụ Lịch, bản thân ông cũng được cụ chữa khỏi căn bệnh tai biến mạch máu não và sau đó còn trực tiếp hướng dẫn cách chữa bệnh của môn bấm huyệt này. Ông ta học nghề và chăm sóc cụ cho tới tận ngày cụ qua đời.

Tôi cũng biết hiện nay có cơ sở bấm huyệt của ông Tam Kha, là nơi bấm huyệt chữa bệnh duy nhất của môn Thập Chỉ Đạo tại TP. Hồ Chí Minh. Tôi đã đến đây xin thực hành nhưng ông ta không nhận, sau có sự giới thiệu của Thầy Tân nên ông ấy đã đồng ý cho tôi thực hành tùy theo thời gian và ý thích của mình. Lý do lúc đầu không nhận tôi là do tôi nhiều tuổi, những thợ bấm huyệt ở đây đều là những thanh niên trẻ khỏe. Thực ra không phải sợ tôi ăn cắp nghề nghiệp gì mà chủ yếu sợ người nhiều tuổi dễ bảo thủ không chịu tiếp thu kiến thức mới, đồng thời khi bấm huyệt thì cũng cần những người có sức khỏe.

Sau khi vào thực hành ở đây thì tôi mới thấy những điều Thầy Tam Kha suy nghĩ là hoàn toàn đúng, bấm huyệt cần có sức khỏe. Khi bấm luôn luôn tiếp xúc với những bệnh nhân bị bệnh nặng, nếu không có sức khỏe tốt rất dễ bị nhiễm bệnh hoặc bị kiệt sức không còn sức bấm huyệt nữa. Cũng may là tôi chuyên về khí công nên điều này nhanh chóng được vượt qua, chỉ sau 2 tuần là có thể nâng cao công lực bấm huyệt của mình lên đáng kể và có thể bấm huyệt suốt buổi mà không bị mệt. Bấm ở đây tôi cũng thấy được tại sao đã học mà bấm không có hiệu quả nhiều, tại sao không khỏi bệnh. Thực hành ở đây mới cho tôi thấy cách bấm và trình tự bấm thế nào mới là quan trọng, bấm ở đây mới giúp tôi hình dung nên trước kia bà Lịch đã bấm huyệt như thế nào, và mới hiểu tại sao bà bấm thì khỏi, mà người khác bấm lại không khỏi. Bấm ở đây tôi cũng được Thầy Kha nói những thủ thuật dấu nghề của Bà. Những tài liệu biên soạn của Bác sỹ Hồ Kiên được viết vào những năm 90 thế kỷ trước, còn nhiều cách bấm mà cụ Lịch sáng tạo thêm vào những năm 2000 thì lại ít được mọi người biết tới. Cụ là người chuyên về thực hành, không có khả năng nhiều về phương pháp sư phạm, các khóa mở ra được cụ truyền lại để người khác giảng dậy nên các học viên có được phần thực hành chữa bệnh từ cụ là rất hạn chế. Tôi cũng đã xem 1 số đoạn phim trên mạng chữa bệnh bằng Thập chỉ đạo của một số người, đa số lại được lồng thêm cách chữa bệnh của các phương pháp khác mà không chuyên về Thập chỉ đạo. Thầy Tam Kha rất say mê về môn bấm huyệt này và còn rất nhiều điều trăn trở mà mình chưa làm được.

Cụ Lịch chữa bệnh

Tôi không muốn miêu tả chi tiết hay nhận xét về cách bấm huyệt ở chỗ cơ sở Thầy Tam Kha, tôi chỉ muốn nói lên cảm nhận của mình ngày xưa Cụ Lịch đã bấm huyệt và chữa bệnh như thế nào. Trước tiên đó là kỹ thuật bấm: Cụ Lịch đã từng nói để bấm được tôi đã mất 12 năm học nó. Khi bấm cần có một lực đủ mạnh với các kiểu bấm khác nhau, tức là cách bấm rất đa dạng: bấm bằng đầu ngón tay, kích huyệt bằng móng tay, hay miết, xoa , ấn. Có lẽ cụ Lịch thiên vế bấm từ đầu ngón tay và ngón chân trở đi. Có một điều là cụ có cảm nhận được huyệt tác dụng ở mức độ nào trên cơ thể, trước đó cụ sẽ có những bước thử độ nhạy cảm trên các bộ phận mà ta nghi ngờ cần chữa bệnh, cách thử này sẽ bắt đầu từ 10 ngón tay và chân. Khi chữa bệnh ta theo nguyên lý chỗ nào khí huyết bị tắc hoặc không lưu thông thì gây ra bệnh, và khi chữa bệnh thì cũng vậy chỗ nào không có khí thì ta cũng chưa thể nào bơm máu được, chính vì thế Cụ Lịch mới có bài điều hòa kinh khí, nhưng điều hòa kinh khí ở chỗ nào trước thì cần có sự thử nghiệm trên nguyên tắc: chỗ nào mất cảm giác đau thì chỗ đó khí huyết không lưu thông hoặc rất yếu. Trên cơ sở đó Cụ Lịch sẽ bơm máu và khí theo trình tự trước sau, vùng nào cần bấm trước, vùng nào cần bấm sau. Có lẽ Cụ Lịch cũng nắm được những vùng mà mạch máu chính đi qua, vì bắt đầu ở những vùng này thì nó có tác dụng bơm máu mạnh hơn, mạch máu phân bố trên toàn bộ cơ thế, cho nên chỗ nào cũng có thể tắc máu, chỗ nào cũng có có thể bấm, quan trọng nhất xác định được huyệt cần bấm. Câu nói “ ven nó nổi lên rồi” chính là cụ đã kích hoạt được mạnh máu chỗ đó hoạt động mạnh hơn, bước đầu khí huyết đã thông đến vùng đó để giúp các bộ phận hoạt động bình thường trở lại. Ở những bệnh thiên về gân cơ gây ra đau đớn hoặc bí bức trong người thường cụ Lịch sẽ bấm rất mạnh vào những lúc đầu, sẽ chuyên về hệ gân cơ và thần kinh để bớt sự co cứng của cơ thể, nhưng các bước tiếp theo thì cần phải tập trung bấm ở những vùng bị bệnh , và bấm còn có tác dụng bổ khí thì mới nhanh khỏi bệnh được. Rõ ràng cụ Lịch bấm rất có nghệ thuật , lúc mạnh, lúc nhẹ. Bấm mạnh thiên về gân cơ thì có cảm tưởng thông người khỏi bệnh rất nhanh, nhưng cũng làm hao tổn phí nặng nề, và sự bình phục trở lại phải mất một thời gian nhất định, và bệnh sẽ đứng yên một chỗ lâu khỏi hơn, còn bấm theo lối vừa tả vừa bổ thường ở phần thịt, phần cơ bắp thì giúp cơ thể phục hồi khí nhanh hơn và bệnh khỏi một cách bền vững hơn. Qua cách chữa bệnh của Cụ Lịch thì bệnh sẽ khỏi từ từ và có yếu tố an toàn cao hơn, nó sẽ trái ngược với cách chữa của Lương y Võ Hoàng Yên. Vì không có một thước phim nào quay về cụ Lịch chữa bệnh, nên chúng ta khó đoán được cụ Lịch chữa bệnh thiên về kiểu nào. Nếu chỉ tập trung bấm ở 10 đầu ngón tay và chân thì Cụ phải cảm nhận được khí huyết chạy như thế nào trên cơ thể bệnh nhân, và cách này thời gian chữa sẽ kéo dài hơn, nhưng an toàn hơn. Còn nếu bấm 10 đầu ngón tay và chân chỉ là bước đầu thử nghiệm cơ thể người bệnh còn sau đó tập trung bấn trên những vùng bị bệnh thì chữa bệnh sẽ nhanh hơn nhiều, nhưng đòi hỏi người bấm phải giỏi xác định huyệt bấm cũng như các huyệt khóa đi theo.

Khi thực hành ở chỗ thầy Tam Kha tôi có học được vài chiêu trò khai thông kinh khí cực kỳ đơn giản mà hiệu quả. Qua cách bấm huyệt theo vùng cảm giác của cụ Lịch cộng thêm kinh nghiệm bấm huyệt khí công của mình, tôi thấy khi bấm phải theo những vùng phân phối khí trên cơ thể. Thí dụ đầu đang bị sốt cao thì phần dưới chân lại lạnh, hay những người suy giãn tĩnh mạch nặng thì khí không bốc được lên đầu. Ta cần bấm sao cho khí huyết phân phối đến mọi nơi, như thế nhiệt độ các nơi trên cơ thể mới hài hòa.. Qua đó ta thấy rõ một điều không phải bị bệnh chỗ nào thì bấm chỗ đó, nhiều khi còn phải bấm ngược lại, cách này bệnh chưa chắc đã khỏi bền vững, muốn cho bệnh không lặp lại ta còn phải tìm nguyên nhân bệnh xuất phát từ đâu. Nhưng có một nguyên tắc không bao giờ sai: Đó là vùng huyệt ta cần bấm, nơi đó thường cảm thấy đau lan tỏa ra xung quannh và gây nên cảm giác thiếu khí lả cho ta thở mạnh hơn, nhẹ nhàng hơn.

Khi bấm huyệt điều tôi lúng túng nhất là bắt đấu từ đâu. Sách vở luôn chỉ ra những trình tự nhất định, điều đó chỉ đúng khi ta xác định được nguyên nhân gây bệnh. Trong Tây y họ phải nhờ đến máy móc chẩn đoán cực kỳ đắt tiện, rồi qua hàng loạt xét nghiệnm tiếp theo mà có khi còn chưa đúng. Trong Đông y cũng vậy, các bậc lão làng nhiều khi nhìn qua là đoán được đang bị bệnh gì, nhưng họ cũng không thể đoán ngay được bệnh xuất phát từ đâu, vì thế thường xuất phát 3 kiểu chữa bệnh:

Cách thứ 1: Họ bấm loạn xạ, thật mạnh bạo và làm nhữnng động tác vận động tiếp theo kèm những lời động viên tinh thần làm cho bệnh nhân hưng phấn, trong giây phút bệnh tật bị đẩy lùi và bệnh nhân cảm thấy mình khỏi bệnh, nhưng chỉ 2 đến 3 giờ sau bệnh lại trở về như cũ.

Cách thứ 2: Bấm huyệt theo bài bản bệnh sẽ bị đẩy lùi trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng sau đó bệnh tái hiện lại và không bao giờ hết bệnh.

Cách thứ 3: Tìm đúng được nguyên nhân bệnh tật để từ đó tìm được ra huyệt đang bị bệnh, những huyệt này bấm vào thường có cảm giác đau lan tỏa ra một vùng nhất định. Sau khi bấm thường hết bệnh hoặc có bị lại thì không nặng như lúc ban đầu. Đối với bệnh cấp tính thì thường khỏi luôn, còn với bệnh mãn tính thì phải làm nhiều lần và có khi còn phải kết hợp các phương pháp khác nữa.

Thực hành bấm huyệt ở cơ sở Thầy Tam Kha

Các trường hợp khi bấm thì thấy đỡ, thấy khỏi bệnh, nhưng khi ngừng bấm thì bệnh bị lại như xưa là rất nhiều. Một trong những nguyên nhân là khí không thoát đi được, nó chỉ loanh quanh một vùng nhất định. Ta lấy ví dụ sự phát triển của cây xanh. Cây luôn phát triển hướng lên cao, vì thế cây ngày càng lớn, nếu như phần ngọn bị chặn lại, thì cây không cao được nữa, đồng thời nó sẽ gây áp lực phát triển phần dưới, nó sẽ đẻ ra các nhánh phía dưới hoặc thân cây sẽ to hơn. Con người cũng vậy , tuy nhiên nó không giống cây cối là đẻ ra các nhánh mới mà gây ra sự đè nén phần dưới cơ thể sinh ra bệnh. Sự thông khí của con người đều hướng lên đầu, lấy bộ não làm trung tâm. Học thuyết Trung y ra đời cách đây hàng ngàn năm lúc đó khoa học chưa phát triển nhiều nên còn rất nhiều khiếm khuyết. Ngày nay ngoài mối liên quan bệnh tật do các lục phủ ngũ tạng gây nên ta còn thấy rõ sự liên quan của bộ não, não bộ sẽ quản lý tất cả, do đó lý luận thông khí và tập trung khí ở đan điền là chưa đủ mà phải còn thêm phần thông khí và tập trung khí ở não bộ nữa. Thực ra người xưa cũng đã thấy điều này nhưng nó chưa đầy đủ luận cứ khoa học như ngày nay, thí dụ như trong chữa bệnh bằng nhân điện người ta cũng có phép khai mở luân xa, việc khai mở ưu tiên là huyệt bách hội ở đỉnh đầu. Trong bấm huyệt cũng vậy, trước tiên ta cũng cần khai mở khí trên đỉnh đầu, nó cũng tương tự như khai mở luân xa vậy nhưng cách nghĩ lại khác. Đầu luôn luôn thoáng để có thể tiếp nhận khí từ dưới đẩy lên, giúp cơ thể lưu thông khí huyết toàn thân và làm bệnh không bị tái phát trở lại. Có lẽ có nhiều cách khai mở khí khác nhau, tôi cũng đã thử làm theo một cách riêng của mình và thấy rất có kết quả, còn theo nhìn nhận của tôi thì bà Lịch cũng có cách khai mở khí riêng, có lẽ cụ bắt đầu từ 10 ngón tay và chân bằng cách bấm với những cường độ khác nhau cụ đã tạo được phần thông khí trên đỉnh đầu, cách làm này đòi hỏi nghệ thuật bấm rất cao, không phải ai cũng làm được. Nếu theo dõi cách làm của Lương y Võ Hoàng yên ta cũng sẽ thấy tươntg tự như vậy, các kiểu day, đẩy miết thường theo 1 chiều lên phía trên. Nhưng cách làm nhanh nhất có lẽ là xem phần từ cổ trở lên nơi nào tắc khí thì ta thông nơi đó hoặc tạo ra một bài bấm tổng thể áp dụng cho thông khí phần đầu.

Khi bấm huyệt ta không nên theo một công thức nhất định, mỗi người sẽ có cách bấm riêng và cách cảm nhận riêng. Chúng ta sẽ phải tuân thủ những nguyên tắc chung như xác định huyệt, bấm huyệt theo cách nào, theo các đường kinh cơ bản , nguyên tắc về đối xứng cơ thể, về cân bằng âm dương, về cơ thể học của con người. Còn trong quá trình bấm thì tùy thuộc vào từng trạng thái của bệnh nhân, vào cảm nhận người bấm mà ta tạo ra cách bấm, cường độ bấm khác nhau. Khi Cụ Lịch reo lên “Đấy! Đấy ven nó nổi lên rồi” hay lương y Võ Hoàng Yên thường bấm thăm dò trước rồi mới quyết định các bước tiếp theo là người thầy thuốc đã dựa theo trạng thái người bệnh rồi thực hiện tiếp cách bấm riêng cho từng người.

Cơ thể con người luôn luôn ở dạng đối xứng qua trục giữa cơ thể, qua mặt trái phải, trước sau , trên dưới, sự phân phối khí huyết không bao giờ đồng đều giữa 2 bên. Vì thế trong bài khai thông kinh khí ta thường bấm bên mạnh trước để truyền kinh khí sang bên yếu, việc này xác định bằng cách bắt mạch. Đối với bà Lịch thì chắc bắt mạch là chưa đủ mà Bà còn bắt đầu bằng lối bấm thử nghiệm từ 10 đầu ngón tay và chân, qua đó bà sẽ nhận xét được khí chạy theo hướng nào và chạy từ đâu tới đâu. Những dạng tê liệt thần kinh cảm giác thì khi bấm bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau, như vậy bấm ngay sẽ không có tác dụng, còn trong quá trình bấm mà mạch máu nổi lên thì chứng tỏ rằng bấm đã có tác dụng. Lúc này huyệt chỉ có ý nghĩa như những điểm mốc mà từ đó ta lựa theo đường kinh, đường cơ bắp, đường gân mà bấm. Một điều rõ rệt nhất là nếu cơ thể ở trạng thái khí suy thì khi đã đầy đủ khí huyết sẽ gây ra đau nhức, Thứ 2 khi thừa khí và có sự tắc nghẽn thì cũng dẫn đến sự đau nhức hoặc bị xưng viêm. Còn 1 sự đau nhức nữa âm ỉ do vùng đó thiếu khí huyết dẫn đến hiện tượng co rút gân và cơ bắp, đây là lối đau nhức khó chữa nhất, chữa trị sẽ mất thời gian dài, điển hình là những bệnh liệt, teo cơ bắp. Ở những căn bệnh này lúc đầu thường phải chữa gián tiếp, tức là bơm máu từ nơi khác đến. Trong cách thức bơm máu thì chúng ta thấy rằng cơ thể là trung tâm rồi từ đó bơm máu lên đầu, lên tay, lên chân.

Có lẽ chúng ta chưa biết hết nghệ thuật bấm 10 ngón tay và chân của cụ Lịch. Qua cách bấm của ông Tam Kha tôi hình dung ra sự bấm ở 10 đầu ngón tay và chân tác động mạnh vào hệ gân cơ và thần kinh. Dùng cách bấm kích móng ( bấm bằng móng tay) thì có tác dụng mạnh mẽ hơn nhiều đối với hệ gân cơ và thần kinh. Nếu bấm ở lóng thì sẽ thiên về gân cơ, còn bấm hoặc kích móng ở các đốt tay thì sẽ thiên về hệ thần kinh. Bấm kích móng trên 10 đầu ngón tay và chân là một nghệ thuật, bấm đúng tác động rất mạnh. Bà Lịch sử dụng cách này bấm này không tốn nhiều sức mà kết quả lại gấp nhiều lần, nhiều người nghĩ bà ấy gầy gò mà không ngờ lại bấm mạnh như vậy. Cách bấm này lần đầu làm những người bí triểu, bí đại tiện có thể thông ngay lập tức, nhưng cách bấm này cũng làm tán khí trong người rất mạnh và việc phục hồi khí sẻ khó khăn, vì thế chúng ta cũng cần phải thận trọng không sử dụng tùy tiện.

Một điểm đặc biệt nữa của Thập chỉ đạo là dùng những huyệt đôi, một bên khóa, một bên bấm, rồi sau đó bấm cả 2 huyệt cùng một lúc. Đây là những cặp huyệt có sự liên thông khí rất mạnh, nó tựa như hai bình thông nhau nên có tác dụng cân bằng khí rất nhanh, cách này áp dụng nhiều vào việc chữa trị các vùng gân cơ bị tổn thương, bị liệt. Ví dụ cụ thể khi ta bấm các huyệt ở lưng, bấm các huyệt có các huyệt Khóa Nhị môn.

Như vậy khi bấm huyệt mỗi người sẽ có sự cảm nhận riêng, sẽ tạo ra cách bấm của riêng mình. Muốn đạt được mục đích lưu thông khí huyết thì người bấm huyệt sẽ phải cảm nhận được bệnh nhân đang bị bệnh thế nào, những vùng nào mất cảm giác, vùng nào kém lưu thông. Khoa học hiện đại có những máy đo nhiệt độ trên da, đo ở mỗi điểm trên cơ thể để từ đó suy ra nơi nào khí huyết kém lưu thông, nơi nào cần bấm huyệt. Nhưng máy móc lại không cho ta biết được cần bấm kiểu nào, cần tác động một lực bao nhiêu, không cho ta biết được diễn biến của bệnh trong khi đang bấm, nó chỉ là vật vô cảm trước những thay đổi của bệnh nhân. Còn Cụ Lịch bằng cách cảm nhận được nỗi đau của bệnh nhân khi bấm, bằng cách quan sát các mạch máu nổi trên da, từ đó đưa ra cách bấm và cách điều trị phù hợp cho từng người.

Thế giới rộng lớn này còn có biết bao những tài năng khác, mỗi người đều có kiểu chữa bệnh riêng biệt, đặc biệt là trong môn chữa bệnh không dùng thuốc. Nhưng những tài năng nổi trội lại không nhiều, việc làm của họ đã được nhiều người ghi nhận, khi họ mất đi nhiều khi những bí quyết chữa bệnh của họ cũng mất theo. Nếu có điều kiện chúng ta hãy cố gắng giữ gìn và phát huy những bí quyết chữa bệnh đó. Và phương pháp Bấm huyệt Thập chỉ đạo của Bà Huỳnh Thị Lịch là một trong những phương pháp chữa bệnh hiếm hoi mà mà ngày nay mọi người đang cố gắng tìm tòi và phát triển nó.

- Sài gòn 8/2016. Thắng

Ảnh chụp cùng Thầy Tam Kha 4/2016

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips