Thứ ba, 19/03/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 24
  • Hôm nay : 1566
  • Tháng này : 63822
  • Tổng truy cập : 8487192
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Điều khiển khí

Chương 8: Luyện thở

1. Mục đích

Để tạo được cách thở đúng con người đã tạo ra được rất nhiều phương pháp khác nhau, như các môn thể thao, bơi lội, các bài tập thể dục, tập võ khác nhau, tập Yoga, tập thiền. Mỗi cách tập đều có công dụng riêng, không có môn nào giống môn nào. Nhưng tất cả các môn đều có mục đích duy nhất là làm cho khí huyết trong cơ thể lưu thông, cơ bắp khỏe mạnh. Đối với những người có sức khỏe tự nhiên, thì khi tập thể dục thể thao có tác dụng tăng cường sức khỏe rất rõ rệt và nhanh chóng. Nhưng những người ốm yếu bị bệnh tật hành hạ thì nhiều khi tập chẳng có tác dụng là bao, có khi còn làm tăng thêm sự suy sụp của cơ thể. Vì thế người ta phải tạo ra những phương phương pháp luyện tập phù hợp với tất cả mọi người.

Cho tới nay người ta vẫn còn so sánh, cách tập động và cách tập tĩnh thì cách nào tốt hơn. Cách tập động thì mọi người thấy quá rõ ràng, đó là những môn thể dục, thể thao, những môn võ khác nhau đều đòi hỏi sự vận động của cơ thể, làm cho khí huyết lưu thông, cơ bắp được rắn chắc và có sức khỏe dẻo dai hơn. Đây là sự tăng cường sức khỏe qua luyện tập, nhưng về khả năng chữa bệnh thì tập động khí sẽ tập trung ở những phần cơ thể hoạt động nhiều, tuy nhiên việc điều hòa khí trên toàn bộ cơ thể sẽ kém, khả năng khí đi vào hệ thống lục phủ ngũ tạng của cơ thể hoặc lên trên não bộ sẽ không bằng cách tập tĩnh.

Cách tập tĩnh như thiền, dưỡng sinh hay kết hợp thêm sự vận động nhẹ nhàng như yoga, khí công, thái cực quyền v.v.., thực chất là chuyên về tập khí, mục đích là tạo được sự cân bằng khí trong cơ thể con người, hướng cho khí đến được các bộ phận trong cơ thể do đó sẽ tạo nên khả năng chữa bệnh và phòng bệnh cao hơn tập động. Kết quả luyện tập có lẽ còn phụ thuộc vào thể trạng và cách thức luyện tập của mỗi người, như tôi luyện khí trong một thời gian dài tuy không có được cơ bắp như tập động, nhưng da thịt lúc nào cũng căng, khi ấn tay vào ta thấy có sự đàn hồi cao hơn, các bắp thịt như được săn chắc hơn. Nếu tập đúng cách thì nó sẽ sử dụng tối đa năng lượng trong cơ thể con người, sẽ giúp người ta tránh được bệnh béo phì, giúp những người suy dinh dưỡng hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng. Luyện khí giúp cho cơ thể ta hiểu được nó đã đủ gì và thiếu gì, nếu đã đủ năng lượng nó làm cơ thể ta không thể ăn được nhiều hơn nữa, nó sẽ tự tiêu thụ những phần năng lượng dư thừa trong cơ thể, đó cũng là cách chống béo phì hữu hiệu nhất. Còn nếu cơ thể đang suy yếu, thì nó kích thích người ta muốn ăn thêm các đồ ăn bên ngoài và làm chuyển hóa tối đa các đồ ăn đó thành những chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể. Tất nhiên khi bạn đã tập thở thành công, thì bạn tập thêm một môn động nào đó là điều dễ dàng, cơ bắp bạn sẽ nhanh chóng đạt được kích thước cao nhất.

Mục đích chính của tập thở là điều hòa khí huyết trong cơ thể con người. Để làm được việc này thì các dân tộc Phương Đông đã có truyền thống lâu đời và có những bước tiến rất xa so với người Phương Tây. Tuy nhiên do hạn chế về mặt lý thuyết khoa học, do đó nó đã không được phân tích trên cơ sở của y học hiện đại, và đã không tạo được một lý thuyết chung để áp dụng cho tất cả các dân tộc trên thế giới.

Trước tiên ta cần phải hiểu thật đơn giản: Luyện khí chính là luyện thở sao cho con người hít vào được nhiều khí ô xy nhất và trong quá trình thở ra thì nó phải tỏa được ra khắp cơ thể con người để duy trì sự hoạt động của cơ thể. Để làm được điều này thì theo bản năng cơ thể con người có tự làm được không ? Đương nhiên là có. Đối với những người khỏe mạnh bình thường thì nhiều khi không cần luyện thở cơ thể nó cũng tự thở đúng, nó có khả năng cân bằng khí trong cơ thể con người. Nhưng trong quá trình sống, bệnh tật phát sinh đã làm cơ thể không còn hoạt động đúng như sự hoạt động tự nhiên của nó. Vì thế con người đã nghĩ ra được nhiều phương pháp khác nhau để cho cơ thể trở lại sự hoạt động bình thường và tăng cường khả năng phòng bệnh của cơ thể.

Trên sách vở cũng như ngoài xã hội hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đều có mặt mạnh mặt yếu của nó. Tuy nhiên khi áp dụng thì tôi lại không thấy có kết quả, chủ yếu là chữa bệnh khó thở của chính bản thân mình. Chính vì thế trải qua một thời gian thực nghiệm tôi đã tìm ra cách luyện thở thích hợp cho chính bản thân mình.

2. Phương pháp thực hành

Các bạn đều biết thể trạng sức khỏe của mỗi người đều khác nhau, ngay bản thân một người cũng có lúc khỏe, lúc yếu vì thế cũng có lúc thở nông, lúc thở sâu. Có những lúc ta muốn thở sâu cũng không thở được, hoặc có lúc ta muốn thở nông lại cũng cảm thấy khó khăn. Sức thở hoàn toàn phụ thuộc vào sức khỏe và bệnh tật của mỗi người. Các phương pháp trên sách vở thường hướng dẫn theo những công thức nhất định như thở ra bao nhiêu lần, thở vào bao nhiêu lần, rồi các tư thế thở ra sao vv… Những cái đó hoàn toàn không chính xác, chỉ có thể áp dụng được cho người này nhưng chưa chắc áp dụng được cho người khác. Tục ngữ có câu: “ Gió chiều nào theo chiều ấy” hay “ Lựa gió bẻ măng” Câu này gợi ý cho chúng ta cách luyện thở tùy theo thể lực của mỗi người. Mỗi người sẽ có lối thở riêng tùy theo sức khỏe và hoàn cảnh của mình, nhưng sẽ theo những nguyên tắc chung. Trước tiên chúng ta hãy hình dung ra một quả bóng được bơm đầy khí. Nếu quả bóng bơm thiếu khí thì người ta dễ dàng bóp méo nó hoặc có thể bóp vỡ nó. Nhưng khi nó đã được bơm căng thì nó sẽ chống lại được những lực tác động bên ngoài, nó làm căng tròn da quả bóng ra to hết cỡ, lúc đó bạn có thể chơi bời thoải mái mà không sợ làm nó hư hỏng. Cơ thể con người cũng vậy, một khi đã đầy đủ khí huyết căng đầy thì những tác động xấu từ khí hậu bên ngoài khó có khả năng thâm nhập vào cơ thể. Chúng ta đã từng xem các võ sư biểu diễn chịu được những cú đánh từ bên ngoài hay có khả năng chém vỡ nhiều viên gạch một lúc. Tất cả đều dựa trên nguyên tắc này.

Nhưng làm sao có thể tích trữ được khí trong cơ thể giống như một quả bóng. Đây chính là chìa khóa của việc luyện thở mà tất cả các phương pháp tập hiện nay đều không kết quả hoặc không đạt được kết quả trọn vẹn. Đơn giản chỉ là hít vào và thở ra. Khi hít vào thì tùy theo thể lực của mình hít càng sâu càng tốt, tất nhiên không nên cố gắng hết sức mình. Nhưng hít sâu là như thế nào? Không phải giống như những sách cứ hướng dẫn bụng phình to ra hoặc cố gắng cho lồng ngực căng lên. Hít sâu ở đây chính là sự thả lỏng cơ thể, làm cho bụng và toàn thân căng ra sao cho khí đi đều vào khắp bộ phận cơ thể, ta phải có cảm tưởng chỗ nào của cơ thể khí nó có khả năng vào được thì cứ vào. Nói ra điều này làm tôi nhớ đến lối chơi bóng đá tổng lực của Hà Lan “ Toàn đội tấn công, toàn đội phòng thủ”. Nhưng trong lúc thở vào như vậy có một việc rất quan trọng là bạn nên tập trung ý nghĩ và hướng cho khí cũng được dồn lên não bộ. Bạn nên có quan niệm khi thở không phải chỉ lá phổi ta thở hay bụng ta co lại phình ra mà thực chất là ta đang hít thở toàn thân. Mục đích chính hít vào là lấy được dưỡng khí từ ngoài vào để nuôi dưỡng cơ thể sao cho có khối lượng nhiều nhất. Có nhiều sách vở chỉ dẫn bạn hết sức phức tạp, đôi khi lại mang tính huyền bí như bạn phải lấy khí từ vũ trụ, phải cho khí đi qua các luân xa vv.. tất cả đều chỉ là sự tưởng tượng hoặc là sự nhắc lại những điều đã đọc từ sách vở. Sau này khi bạn đã thành công trong việc cảm nhận khí chạy trong cơ thể thì thực tế sẽ cho bạn thấy nhiều điều người ta nói hết sức buồn cười.

Còn một điều quan trọng nhất của thở vào là thở đúng chiều thuận của khí, lúc nào đạt tới giá trị cực đại thì cần đảo chiều đi của khí, như vậy ta sẽ dễ dàng thở vào sâu với lượng khí lớn nhất mà không cần phải gắng sức thở. Phần này tương đối khó tôi sẽ đề cập ở phần sau.

Hít vào đã khó nhưng thở ra còn khó hơn nhiều. Thở ra chính là chìa khóa để chữa bệnh tật. Khi thở ra khí được thoát ra bằng nhiều đường khác nhau, bằng mũi, mồm, bằng da, bằng mắt, bằng tai, bằng hậu môn. Việc thở ra mang tính bài tiết những chất độc hại đối với cơ thể nhiều hơn, chính vì vậy việc thở ra là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Đối với những người cơ thể yếu, sự hoạt động khí trong cơ thể cũng yếu thì việc thở ra chủ yếu bằng mũi và mồm. Nhưng đối với cơ thể khỏe mạnh khí huyết tràn đầy thì việc thở ra lại rất đa dạng, khí thoát qua da kèm theo cả mồ hôi, khí tràn lên đỉnh đầu và thoát một phần qua mắt, qua tai, với những người tiêu hóa tốt thì khí thoát ra cả bằng đường hậu môn. Nói như vậy để chúng ta hiểu : khí muốn thoát ra bằng nhiều đường như vậy, thì khi hít khí vào phải sâu, khí đi đến được các bộ phận cơ thể, hoạt động trao đổi chất sẽ tăng lên, cơ thể sẽ ấm lên và nó phải đủ một áp lực nhất định nào đó để đẩy được khí ra ngoài bằng nhiều đường khác nhau.

Bạn hãy chú ý người ta bơm quả bóng. Trong quá trình bơm căng người ta không cho khí thoát ra ngoài. Con người ta không thể nào chỉ hít vào mà không thở ra. Chính vì thế khi thở ra bạn phải tránh thất thoát nhiều khí đi ra ngoài. Lúc thở ra nhịp thở phải chậm, không phải chỉ hướng cho khí thoát ra từ mũi hay từ mồm mà khí phải lan tỏa đi khắp cơ thể, giống như bạn đang bơm bóng cho da bạn căng lên. Nhưng muốn cho khí lan tỏa ra khắp cơ thể thì phải có một lực nhất định để đẩy khí đi. Vậy làm sao để có lực đẩy và làm sao để biết được khí lan tỏa ra toàn bộ cơ thể. Có một cách mà ai cũng đã làm nhưng lại không chú ý : Đó là cách nín thở. Nín thở cũng đã đủ hiểu là không để khí đi ra ngoài. Nín thở giúp bạn giữ được khí trong người, giúp bạn không bị hụt hơi, đồng thời khi nín thở bạn cũng đã phải gồng mình một phần tạo thành một áp lực để đẩy khí đi khắp cơ thể. Cái cách này giống như khi bạn bơi dưới nước, để tránh nước chui vào mồm bạn đã phải nín thở. Nín thở có kiểm soát giúp khí trong cơ thể bạn đầy lên, nhờ thế giúp khí chạy được tới nhiều phần của cơ thể. Tập bơi làm người ta khỏe mạnh, cũng là do sự nín thở bắt buộc trong khi bơi. Cái cách này tôi rút ra được một phần là khi tôi lên cơn khó thở, nhiều khi thở vào chưa được nhiều thì đã phải thở ra, mỗi lần như vậy tôi nín thở giống như khi mình bị lên cơn đau phải cắn răng chịu đựng vậy, cứ làm vài lần như vậy thì sẽ cảm thấy dễ thở hơn, khí được bổ sung tăng dần vào trong cơ thể và nhịp thở bình thường sẽ dần trở lại. Nín thở nó đồng nghĩa với thở ra từ từ. Đây cũng chính là một hình thức chữa bệnh tập trung khí thông qua não. Bạn thường thấy khi lên cơn đau nếu mình cắn răng chịu đựng thì một lúc cơn đau sẽ qua đi. Nếu bạn đang có trạng thái mệt mỏi rất khó chịu hoặc đang lên cơn sốt, bạn chỉ cần uống đủ một lượng nước trong người và vào lúc khó chịu nhất bạn hãy nín thở cắn răng chịu đựng. Làm vài lần như vậy sự khó chịu sẽ qua đi và cơn sốt sẽ hạ xuống. Tôi thường áp dụng phương pháp này và luôn đạt được kết quả như mong muốn. Bạn nên nhớ một điều là giữ cho cơ thể mình luôn luôn đầy đủ khí. Mỗi khi bạn cảm thấy như bị hụt hơi thiếu khí trong cơ thể, thì bạn hãy hít sâu, nín thở và thở ra thật chậm. Trong người đầy đủ khí bạn sẽ cảm thấy da mình lúc nào cũng có sức căng, âm ấm và thấy mình không sợ hãi trước những thay đổi khí hậu bên ngoài. Nói theo cách của Đông y thì đây chính là cách tự cân bằng âm dương trong cơ thể con người. Tất nhiên không phải cứ nín thở là sẽ giữ được khí, sau này tôi mới biết muốn giữ khí ổn định trong người mà không phải lúc nào cũng tập nín thở ta còn phải thở theo đúng chiều vận hành của khí.

Ở trên tôi chỉ nói về những nguyên tắc trong khi thở, còn việc thực hiện cụ thể thì nên tùy theo cơ thể của mình để xoay chuyển tình thế sao cho có hiệu quả nhất.

Bước đầu luyện tập sẽ gặp khó khăn, đặc biệt khi mà bạn thấy không hiệu quả. Khi bắt đầu tập việc thư giãn cơ thể và tập trung ý nghĩ mang tính quyết định, đây là lối tập hoàn toàn tĩnh, không dùng sự vận động cơ bắp mà chỉ dùng hơi thở và ý nghĩ. Tuy tĩnh nhưng bạn sẽ thấy khí lưu thông trong cơ thể nó mạnh mẽ như thế nào, nó sẽ tiêu hao nhiều năng lượng của bạn và cho bạn cảm giác nhanh đói bụng và ăn ngon miệng. Sự tập luyện này vô cùng dễ dàng, có thể thực hiện mọi nơi, mọi lúc, cứ khi nào rảnh trong 5 đến 15 phút là bạn có thể tập thở và nín thở. Một khi bạn đã thành công, thì lúc đó cơ thể bạn quen với cách thở như vậy, cơ thể bạn sẽ thở theo ý muốn của bạn mà bạn không cần phải tập trung ý nghĩ nữa. Một khi bạn cảm thấy lối thở như vậy là một nhu cầu không thể thiếu được cho cơ thể bạn, thì lúc đó trong người bạn đã hình thành được sự cảm nhận khí, bạn đã bắt đầu có được chìa khóa để điều khiển khí chạy trong cơ thể mình, tiến đến mục đích hoàn toàn làm chủ sức khỏe của mình.

3. Tư thế tập

Khi tập thở nên ngồi trên một chiếc ghế cứng bằng gỗ hay bằng nhựa có lưng dựa, ngồi thẳng lưng, chân buông thõng xuống đất hoặc để nó lên một ghế khác. Không nên ngồi khoanh chéo chân giống như thiền bên phật vì như thế làm cản trở khí xuống chân. 

Hình 2: Tập ngồi

Hình 3: Tập nằm

Tập nằm có tác dụng khí lên não được tốt hơn, sự thư giãn nghỉ ngơi cũng tốt hơn, khí được trải đều trên cơ thể. Còn tập ngồi giúp sự tích tụ khí trong cơ thể lớn hơn, giúp thể lực mạnh mẽ hơn. Trừ khi đi ngủ thì ta tập nằm, còn trong ngày còn kết hợp làm việc thì có thể tập đan xen nằm và ngồi. Khi yếu mệt và thiếu hơi thì ta nên tập nằm để điều hòa khí và bổ sung khí lên não, còn lúc khỏe thì nên tập ngồi để tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai trong công việc.

Khi tập thở và thư giãn ta nên hiểu là nó mang tính chất giống nhau, cơ thể được thả lỏng thật thoải mái. Tuy nhiên lúc tập thở cũng đòi hỏi sự vận động của các khối cơ bắp theo sự chuyển động ra vào của khí. Chính vì vậy nếu ta ngồi hoặc nằm trên những vật cứng thì các khối cơ bắp mới hoạt động nhiều nhất, mới mang lại hiệu quả tối đa. Trong học thuyết âm dương cũng như khi tập võ, tập khí công người ta thường nói trong cương có nhu và trong nhu có cương. Cơ thể con người là một khối mềm mại nên các vật dùng để nằm, ngồi nên là những vật cứng thì nó đúng với triết lý của học thuyết âm dương.

4. Yoga

Đây là môn luyện khí nổi tiếng của Ấn Độ. Môn này đã được áp dụng rộng rãi trong nước và trên thế giới. Đây là môn thể dục không khó lắm, đòi hỏi sự kiên trì, nếu có người chỉ dẫn thì ai cũng có thể tập được. Những người tập thành công thì hiệu quả vô cùng to lớn. Môn tập này không tốn kém về chỗ tập,về tiền bạc và có thể tận dụng thời gian trong ngày để luyện tập, có thể tự luyện tập tùy theo điều kiện của từng người.

Vậy tập Yoga mục đích là gì và có tác dụng như thế nào.

Mục đích tập Yoga là điều hòa khí huyết trong cơ thể, hiểu theo lối Đông y là làm cân bằng âm dương trong cơ thể.

Trước tiên chúng ta hãy quan sát bản thân mình. Khi ngủ nếu chúng ta nằm nghiêng một bên, thì khi tỉnh dậy phần nằm nghiêng ta cảm thấy như tê cứng lại, nguyên nhân là do khí huyết bị cản trở lưu thông. Hay khi ta ngồi làm việc lâu quá, có khi bàn chân bị tê lại, lúc đứng dậy đi ngay thấy khó khăn. Hay khi ngủ mà nằm xấp ta cảm thấy khó thở, hoặc ta làm động tác trồng chuối lâu quá sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Có lẽ chúng ta tự hiểu một phần nào tại sao như vậy. Ở những vị trí khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến đường đi của khí. Nếu con người ta ở những tư thế bình thường như đứng, ngồi, nằm thì có những phần khí dễ đến và có những phần khí khó đến. Vậy muốn tất cả các bộ phận cơ thể con người đều nhận được đầy đủ khí thì phải làm thế nào? Người Ấn Độ từ xa xưa họ đã tổng kết được điều này, bằng những thực nghiệm, bằng sự suy luận họ đã sáng tạo ra học thuyết Yoga. Yoga chính là một bộ môn luyện khí với các tư thế khác nhau, ứng với mỗi tư thế riêng biệt thì những phần riêng biệt trong cơ thể sẽ nhận được khí nhiều nhất. Tổng hợp các tư thế đó lại thì con người sẽ nhận được tối đa khối lượng khí trong tất cả các bộ phận cơ thể con người, khả năng chữa và phòng bệnh tăng lên rất nhiều. Nhược điểm của bộ môn này là tập mất nhiều thời gian mà kết quả đến rất chậm, nếu không có người hướng dẫn thì dễ tập sai, lại không thể tập được ở mọi nơi, mọi lúc. Môn này không giúp được cho con người kiểm soát và điều khiển khí trong cơ thể mình.

5. Bơi lội

Tôi đã từng đọc một bài báo nói về bơi, bơi là một cách tập Yoga tự nhiên một cách hữu hiệu nhất.

Môn điển hình là bơi ếch. Khi bơi làm toàn bộ cơ thể phải hoạt động, cơ thể ta ma sát trong nước giúp cho khí huyết lưu thông. Nhưng điều quan trọng nhất khi bơi là ta đã ép cơ thể phải nhận khí và ép khí đi lan tỏa khắp các bộ phận trong cơ thể. Lúc này ta chẳng phải dùng đến vai trò của bộ não mà nước đóng vai trò quyết định. Khi bơi để tránh nước chui vào người thì ta bắt buộc phải nín thở trong khoảng thời gian nhất định, vì thế lúc hít vào cũng phải hít mạnh và sâu. Khi phải gồng mình nín thở trong khi bơi là ta đã tạo ra một áp lực đủ lớn để đẩy khí đi tới khắp bộ phận cơ thể con người, giúp cơ thể thâu nạp được năng lượng nhiều nhất, làm tăng sự đề kháng bệnh tật lên gấp nhiều lần, nó cũng làm tăng lượng khí lên não. Lối nín thở bắt buộc như vậy có tác dụng rất lớn đối với những người bị bệnh về đường hô hấp. Chính vì thế mà những người hay bị cảm cúm, những bệnh khí hậu hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu nếu chịu đi bơi thường xuyên thì chỉ một thời gian ngắn các bệnh đó sẽ hết. Tuy nhiên bơi lội không phải ai cũng thích, muốn đi bơi cũng phải có điều kiện như thời gian, bể bơi, tiền bạc.

6. Điều cuối cùng : Thở ngon

Từ trước đến nay ông cha ta đã tổng kết được những cảm giác khoái cảm nhất của con người. Đó là tứ khoái trong đó lại không có chữ thở ngon, có thở ngon thì mới tạo được tứ khoái kia. Vậy tôi xin phép các tổ tiên cho tôi bổ xung thêm một khoái nữa : Đó là thở ngon.

Thở ngon là có hơi thở tự nhiên sâu, lồng ngực được căng ra hết cỡ, nhưng phải thở nhẹ nhàng hoàn toàn một cách tự nhiên, chứ không phải cố gồng mình để có được hơi thở như vậy, khi thở ra thì từ từ có cảm giác như không thở, khí được lan tỏa ra mọi ngõ ngách của cơ thể, đôi khi nó còn làm ta có cảm giác nặng nặng, người hơi nhức nhức một cách dễ chịu. Đặc biệt trước khi ngủ mà bạn tích được một lượng khí dồi dào trong cơ thể, thì ta sẽ có được một giấc ngủ sâu, một cơ thể mệt mỏi sẽ được hoàn toàn hồi sinh sau giấc ngủ, khi tỉnh giấc bạn đã có một cơ thể khỏe mạnh, sẵn sàng tiếp nhận công việc mới với hiệu quả cao nhất. Cuộc sống con người là một chu kỳ sinh học, nhưng không phải chu kỳ đó lúc nào cũng hoạt động đúng một cách tự nhiên. Chúng ta cần phải nắm vững được quy luật của nó, để rồi hướng cho nó hoạt động đúng theo quy luật mà thiên nhiên đã tạo ra nó.

Trong việc luyện khí chữa bệnh khi bạn chữa khỏi một bệnh nào đó, thì đồng nghĩa với việc não bộ của bạn cũng tiếp nhận thêm một luồng khí mới. Vì thế luyện khí đã làm cho hoạt động của não tốt hơn, tiếp nhận được nhiều khí ôxy hơn, nó giúp người ta tránh được bệnh nhức đầu và giúp người ta làm việc trí óc trong thời gian lâu hơn mà không bị mệt. Khi não bộ của bạn đã kiểm soát được khí trong cơ thể, nó giúp cơ thể khỏe mạnh, có thêm được nhiều sức đề kháng chống được các tác động thời tiết bên ngoài. Qua khí bạn sẽ giải thích được rất nhiều hiện tượng mà khoa học vẫn chưa giải thích rõ ràng được, như vậy bạn có thêm sự tự tin để chống lại những sự sợ hãi luôn rình rập xung quanh bạn.

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips