Thứ ba, 19/03/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 30
  • Hôm nay : 1584
  • Tháng này : 63840
  • Tổng truy cập : 8487210
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Điều khiển khí

Chương 33: Khí và võ thuật

1. Sự sáng tạo

Chắc có bạn sẽ thắc mắc, đang nói về chữa bệnh bằng khí tự nhiên lại xen vào võ thuật, chẳng hiểu ông này định đánh nhau với bệnh nhân nào. Sự thắc mắc đó cũng có phần đúng nếu như tôi không xem bộ phim “ Huyền thoại về Lý Tử Long” , thì không biết tôi có thêm mục này hay không. Bộ phim đã để lại cho tôi ấn tượng mãnh liệt về sự đam mê và sáng tạo trong võ thuật của Lý Tử Long. Nếu chỉ có sự đam mê không, mà không có sự sáng tạo gạt bỏ những kinh nghiệm bao đời của ông cha để lại, rồi sáng tạo ra những cái mới của riêng mình thì sẽ không có được Lý Tử Long như ngày nay. Tôi cứ tự hỏi rằng nếu Lý Tử Long chỉ sống ở Trung Quốc, đất nước có những truyền thống muôn đời không thay đổi, có sự kính trọng đối với những bậc cao niên đầy kinh nghiệm sống, thì dù có muốn Lý Tử Long cũng không thoát ra được những hàng rào định kiến, khóa chặt những sự sáng tạo của bản thân mình. Chính vì ở trong môi trường tự do thông thoáng bên Mỹ đã giúp Lý Tử Long phát huy tối đa khả năng và lý luận võ thuật, đã tạo nên một trường phái võ thuật mới của bản thân mình. Chỉ có những người đầy óc sáng tạo và lòng dũng cảm vô bờ bến mới làm được những chuyện như vậy.

2. Khí là nền tảng của võ thuật

Thực ra đã nói về khí mà không nói về võ thuật thì sẽ là một thiếu sót lớn. Những người luyện khí có thể không biết về võ, nhưng những người luyện võ mà không luyện về khí thì chắc chắn không thành tài được, vì thế khí và võ đi liền với nhau, khí là nền tảng cơ bản của võ thuật.

Những người tập võ thực sự đều biết bài học đầu tiên là khí công. Chúng ta cũng thấy hình ảnh của Lý Tử Long khi vào lò võ Vịnh Xuân Quyền thì đầu tiên phải đứng luyện công như thế nào mà không được học ngay về võ. Khi luyện khí thành công tôi cũng nghiệm ra một điều: Trong việc luyện võ thì tập nhu còn khó hơn tập cương rất nhiều, tập khí công ngoài việc nâng cao sức khỏe nó còn giúp con người kiểm soát được khả năng suy nghĩ trong mọi tình huống. Khi khí đi len lỏi được vào khắp ngõ ngách cơ thể, thì cơ thể sẽ trở nên dẻo dai, mềm mại, uyển chuyển giúp cho sự chuyển động nhanh hơn, lúc ra đòn thì mạnh hơn, chính xác hơn.

Khi có đầy đủ khí huyết trong người thì lúc đó ta mới có khả năng luyện tập cơ bắp thành những khối thịt rắn chắc như đá, chống lại được các va chạm, các đòn tấn công của đối phương. Ta cứ tưởng tượng cơ thể con người như quả bóng được bơm căng thì khó mà đập cho vỡ được.

Những cách luyện khí của tôi đưa ra là mang tính phòng và chữa bệnh, nhưng nếu ai đã tập thành công và bây giờ muống ứng dụng vào võ thì bạn đã đi được 30% quãng đường tập võ rồi đấy. Ít nhất bạn cũng đã xong được giai đoạn đầu tập khí công, ngoài ra còn thêm nhiều thứ được ứng dụng trong võ như phục hồi khí bằng cách thở đảo chiều, nếu biết cả day huyệt châm cứu thì bạn còn đi xa hơn nữa trong việc điều trị vết thương do võ gây ra. Khi nhiều tuổi tôi mới luyện khí thành công, có những lúc mình thấy thể lực mình rất sung mãn, khi thử vui mấy bài quyền trên phim như Lý Tử Long, tôi cảm thấy mình đi đứng, nhẩy nhót nhẹ nhàng hơn, các khớp chân, khớp tay như dẻo hơn trước. Nghĩ lại cũng tiếc cho hồi trẻ ốm đau suốt, không có sức khỏe nên toàn bị thằng khỏe hơn bắt nạt mà không làm gì được, bây giờ nhiều tuổi thì chẳng còn sức, còn thời gian để tập võ nữa. Tiện đây tôi xin kể một câu chuyện của chính bản thân mình:

Cách đây vài năm, lúc đó tôi cũng đã ngoài 50 tuổi, có một anh bạn rủ tôi đi nhậu với một nhóm bạn của anh ta. Khi gặp mặt thì có một anh bạn cũng tầm tuổi với tôi chào hỏi rất niềm nở và đưa tay ra bắt.. Khi bắt tay thì tự nhiên anh ta bóp tay tôi rất mạnh, tôi bị bắt ngờ và đau như muốn chảy cả nước mắt. Anh ta bắt tay tôi nhưng vẫn cười nói thân mật và tiếp đãi tôi hết sức ân cần, lúc đó tôi tức điên lên mà không nói được câu nào. Tôi nghĩ chắc anh ta cũng biết ít nhiều về võ, và muốn khoe với tôi, một người chưa học võ bao giờ. Đúng là một thằng tiểu nhân. Nhưng rồi tôi lại ngạc nhiên hơn sau buổi nhậu anh ta muốn chiêu đãi tôi một chầu mát xa mát mẻ, lần này anh ta lại đưa tay ra bắt. Tôi thoáng giật mình và đắn đo trong giây lát. Thấy không thể từ chối được tôi đành đưa tay ra bắt. Ngay lúc đó một thoáng suy nghĩ chạy lên não tôi, tôi gồng mình tập trung khí và bóp vào bàn tay anh ta trước khi anh ta kịp bóp tay tôi, trong khi bóp tôi còn kịp vặn cổ tay anh ta nữa. Anh ta kêu ầm lên như con heo bị thiến, còn tôi có cảm tưởng bóp hết mình sẽ làm gẫy xương tay anh ta. Khi bỏ tay anh ta ra, anh ta cứ lấm lét nhìn tôi, còn tôi thì đưa ra cái mặt kên kên giống như Lý Tử Long nói giọng tỉnh bơ: chỉ thêm một chút nữa thôi là xương anh bị gãy rồi.

Qua lần đó tôi càng hiểu sức mạnh cơ bắp của con người đó là khí. Vì thế dù tôi không hoạt động thể thao, hoạt động cơ bắp nhiều nhưng luyện khí vẫn làm cho cơ bắp mình khỏe mạnh, rắn chắc. Khi tập tĩnh bao giờ cũng nhẹ nhàng và chuyển động chậm chạp, nhưng sự thực thì các luồng khí bên trong cơ thể lại đạt được sức mạnh tối đa, đây là phương pháp luyện khí kết hợp với sự điều khiển của não bộ, cách tập này cũng có thể hiểu là ngoài tĩnh, trong động. Khi bạn đã tập nhu thành công, bạn chuyển sang tập công rất dễ, các cơ bắp, các bộ phận cơ thể đã nạp đủ khí, cơ thể con người đã có nguồn dự trữ năng lượng tối đa, và việc nâng cao thể lực cũng như tăng cường cơ bắp của mình sẽ không là điều khó khăn nữa.

Trong đấu võ ta thấy trước trận đấu các võ sỹ phải khởi động để lấy lại khí trong cơ thể, làm các cơ bắp luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Còn sau khi đấu thì ta lại thấy các võ sỹ như muốn thả lỏng cơ thể, thu khí về, hồi phục khí bị hư hao trong khi thi đấu.

3. Cái chết của Lý Tử Long

Lý Tử Long mất năm 32 tuổi, tuổi đời còn quá trẻ và trong lúc tài năng lại mới ở giai đoạn bắt đầu. Qua phim ảnh thì tôi có nhận xét như sau: Lý Tử Long tập luyện quá nhiều, việc này không thể nào tránh được sự mệt mỏi của các cơ bắp. Suốt cuộc đời Lý Tử Long đã có nhiều trận quyết đấu nên thế nào cũng để lại những vết thương ngầm trong cơ thể. Lý Tử Long chỉ tập khí để đánh nhau chứ chưa có hiểu biết sâu về tập khí chữa bệnh. Các cơ bắp luyện tập nhiều đã đạt được sự săn chắc tối đa, nhưng sự phục hồi khí của nó không tương xứng nên dẫn đến sự mất cân bằng khí trong cơ thể, chủ yếu khí sẽ đi theo một chiều mạnh hơn là theo chiều ngược lại. Điều này nó cũng dẫn đến sự ép khí trên một nửa bán cầu não, nếu nó xẩy ra thường xuyên thì sẽ làm tổn thương não. Dù chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, nhưng nếu Lý Tử Long biết cách thở đảo chiều khí, lập tức sự cân bằng khí trên não sẽ được tái lập, và cuộc sống sẽ được kéo dài thêm rất nhiều.

Những võ sỹ thường xuyên thi đấu, kể cả môn quyền anh cũng như các môn phái khác nhau, thì khi về già thường xuyên mang nhiều chứng bệnh đau nhức trong cơ thể. Các môn phái võ phương Đông thì sẽ bị ít hơn vì trong luyện tập họ chú trọng nhiều về khí, còn các võ sỹ quyền anh nổi tiếng tôi thấy lúc về già thường hay mắc nhiều bệnh tật về đường cơ bắp, hệ thần kinh. Có lẽ lúc trẻ cơ thể họ như bao cát bị đánh quá nhiều nên để lại những chấn thương ngầm một thời gian sau mới xuất hiện.

Vì vậy các võ sỹ ngoài việc đánh đấm ra còn phải biết tự xoa bóp cơ thể mình, biết điểm và day huyệt những lúc bị thương, quan trọng nhất là phải có cách thở thích hợp, đặc biệt là cách thở đảo chiều khí thì mới cân bằng lại khí trong cơ thể và phục hồi sức khỏe một cách nhanh nhất.

Lý Tử Long - Bruce Lee

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips