Thứ ba, 19/03/2024Websie: THOBANGNAO.VN - THOBANGNAO.COM

Mạng xã hội:
Facebook Google Twitter Blogkeen Linkedin
ĐIỀU KHIỂN KHÍ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI - TÁC GIẢ: NGUYỄN TOÀN THẮNG
Điều khiển khí trong cơ thể con người

Cảm nhận

Lời nói đầu

Chương 1: Tuổi thơ

Chương 2: Học ở Tiệp

Chương 3: Bệnh hen - Những hiểu biết ban đầu

Chương 4: Sài Gòn - Những ngày đầu

Chương 5: Đội trưởng

Chương 6: Qua Tây Đức

Chương 7: Sài Gòn - Sự trở về

Chương 8: Luyện thở

Chương 9: Cảm nhận & đường đi của khí

Chương 10: Học thuyết Âm Dương và Đông y

Chương 11: Đảo chiều khí

Chương 12: Sự khác biệt giữa cách thở thuận chiều với những cách thở khác

Chương 13: Sự khác biệt giữa đông y và tây y

Chương 14: Châm cứu xương hàm

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Chương 16: Nguyên nhân và cách chữa bệnh mãn tính

Chương 17: Đau răng - Đau mắt

Chương 18: Giấc ngủ

Chương 19: Nhất dáng nhì da

Chương 20: Những bệnh tiềm ẩn

Chương 21: Chữa bệnh ảo

Chương 22: Khí và tâm linh

Chương 23: Niềm tin

Chương 24: Bệnh vong nhập, vong theo

Chương 25: Trước cánh cửa tử thần

Chương 26: Khí và phong thủy

Chương 27: Khí và giọng hát

Chương 28: Khí và các chấn thương về bong gân, sai khớp

Chương 29: Dùng khí có cai nghiện được thuốc là và ma túy không

Chương 30: Có chữa bệnh sida bằng khí không

Chương 31: Bệnh ung thư

Chương 32: Khí và tình dục

Chương 33: Khí và võ thuật

Chương 34: Tại sao lại thở thuận chiều

Phần kết

Video - Clips
Thống kê truy cập
  • Đang online : 48
  • Hôm nay : 852
  • Tháng này : 63108
  • Tổng truy cập : 8486478
Follow us: Youtube G+ twitter Facebook
Điều khiển khí

Chương 15: Các hình thức đối xứng

Trong châm cứu, trong điểm huyệt xoa bóp để chữa bệnh người ta hay dùng phương pháp đối xứng. Có rất nhiều cách đối xứng khác nhau, đối xứng theo trục dọc cơ thể, đối xứng theo trục ngang cơ thể, đối xứng trên và dưới, đối xứng trước và sau hoặc đối xứng theo một điểm nào đó. Chẳng hạn bạn bị đau ở tay thì người ta châm cứu ở chân hoặc châm ở bên tay kia. Cách này nhiều khi cũng có hiệu quả. Tại sao như vậy? Tại vì cơ thể con người có sự liên thông khí, và sự liên thông này cũng mang tính cân bằng khí ( cân bằng âm dương). Do đó nó cũng mang tính đối xứng, bên này thịnh thì bên kia suy, một bên bị bệnh thì dẫn đến sự mất cân bằng âm dương của cơ thể. Nguyên tắc này luôn luôn đúng trong phương pháp chữa bệnh, nhưng có khi ta áp dụng lại không hiệu quả. Nguyên nhân là tại vì ta chưa tìm được điểm đối xứng thích hợp, nếu đối xứng ở xa thì tác dụng nó sẽ lâu hơn hoặc có khi không tác dụng, có những bệnh chỉ có thể chọn đối xứng gần, quan trọng là ta tìm được điểm đối xứng có thích hợp hay không. Tôi lấy ví dụ: Nếu ta bị đau ở mu bàn tay phải, ta có thể châm ở mu bàn tay trái hoặc mu bàn chân phải, nhưng cả hai điểm này đều không thấy khỏi bệnh. Nhưng khi ta châm ở lòng bàn tay phải, nó đối xứng với mu bàn tay phải giống như mặt trên, mặt dưới, thì lại khỏi bệnh. Vì thế trong phép chữa bệnh bằng điểm đối xứng thì đối xứng xa thường có tác dụng lập lại trạng thái cân bằng âm dương tạm thời, hoặc chữa khỏi thì cũng mất một thời gian dài và thường không triệt để. Còn những điểm đối xứng xung quanh vùng bệnh có tác dụng chữa bệnh cao hơn, và mới có tác dụng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Vì thế đây cũng là cách chữa bệnh dễ đánh lừa con người nhất, chỉ khỏi bệnh tạm thời rồi sau đó bệnh lại tái phát. Tôi xin minh họa cụ thể về tính đối xứng

Lấy ví dụ: Ta có điểm A đối xứng với điểm B qua trục 1, và điểm B lại đối xứng với điểm C qua trục 2.

Hình 14 : Đối xứng qua trục

Nếu điểm B đang có cảm giác đau nhức, có khi ta phải châm điểm A đối xứng qua trục 1 mới hết, hoặc cũng có thể ta phải châm điểm C mới hết bệnh của điểm B, hoặc có khi lại phải châm điểm D đối xứng với B qua điểm O.

Xác định điểm châm đối xứng có nhiều cách khác nhau, tùy theo từng trường hợp. Tốt nhất là ta xác định vùng bị đau theo cảm nhận của cơ thể, thường khí bị tắc ở đâu thì điểm đau ở đó, nhiều khi không phải chỉ đau ở một điểm mà đau cả một vùng, tuy nhiên huyệt để châm lại là một điểm rất chính xác. Cũng có thể huyệt đau nó lại thay đổi di động trên một dải nào đó, nhưng khi ta châm tất cả các huyệt đó thì cuối cùng nó sẽ chạy về một huyệt chính và tại điểm này nó lan tỏa khí nhiều nhất và có tác dụng chữa bệnh mạnh mẽ nhất.

Có sách và có những nhà chuyên môn nói chỉ cần châm cứu theo phương pháp đối xứng sẽ khỏi bệnh. Tôi có xem một đoạn phim trên tivi về các bác sỹ Trung Quốc châm cứu đối xứng trên mặt, kết quả điều trị phải mất vài tháng mới khỏi bệnh và cũng không khỏi hoàn toàn. Theo tôi cái đó không hoàn toàn đúng, châm cứu đối xứng qua các trục chính của cơ thể chỉ có tính cách đỡ bệnh là chính. Đúng là nó có tác dụng cân bằng lại âm dương nên người bệnh có cảm giác như bệnh đã đỡ được rất nhiều hoặc khỏi bệnh, nhưng tác dụng khỏi bệnh rất chậm chạp, có khi phải mất một thời gian dài và nếu có khỏi cũng khó mà khỏi hết được. Có tác dụng khỏi bệnh là vì giữa các huyệt đối xứng có sự liên thông khí, nhưng không khỏi bệnh là vì đó là châm mò mà không biết được khí đang tắc ở đâu. Châm đối xứng xa chỉ để tạm thời cân bằng lại khí ở hai bên đối xứng của cơ thể nhưng chưa thực sự là thông khí ở huyệt bị bệnh. Nếu ta có cảm giác khí thì điểm đau cuối cùng vẫn chạy về bên phía bị bệnh, và điểm đau cuối cùng vẫn mang tính đối xứng nhưng đối xứng rất gần.

Ta lấy ví dụ đối xứng gần:

Hình 15 : Đối xứng gần

Mặt bên phải là A, bên trái là B. Mặt bên trái bị bệnh và điểm B bị kéo xuống ở vị trí B’, A bị kéo lên là A’. Hai bên đối xứng qua trục cơ thể là C. Ta sẽ dùng 1 lực F1 ấn vào điểm A’và điểm B’ có tác dụng nâng lên tới điểm B. Tác dụng của điểm A’ kéo điểm B’ trở lại là có nhưng rất nhỏ. Cách làm hữu hiệu nhất là dùng 1 lực F2 ấn vào điểm B’( B’ chính là điểm dưới của điểm B và nó cũng đối xứng với điểm B nếu tính theo trục nằm ngang), thì tác dụng nâng lên tới vị trí B nhanh hơn rất nhiều, có nghĩa là tác dụng khỏi bệnh sẽ đến ngay lập tức. Đây chỉ là hình ảnh minh họa, còn làm thực tế ta sẽ cảm nhận được rõ hơn nhiều.

Qua đó ta thấy châm cứu qua sự cảm nhận của cơ thể ta có thể xác định huyệt rất chính xác, và nếu đúng huyệt thì bệnh có tác dụng chuyển biến ngay lập tức. Những sự đối xứng rất gần nhau ta có thể hình dung như điểm trên và dưới của 1 mặt giấy, hoặc 1 vùng đau bị sưng lên. Điểm A là nơi bị đau, nếu ta châm điểm B đối diện có khi bệnh sẽ giảm ngay. Bản thân tôi cũng đã thử nghiệm đau tay phải thì mình châm tay trái. Đúng là có cảm giác đỡ nhưng không khỏi. Có người lấy lý do châm một thời gian dài sẽ khỏi. Đó là điều hết sức phi lý, chữa bệnh bằng khí một khi đã làm đúng huyệt thì sẽ giảm hoặc khỏi bệnh ngay lập tức. Sau này tôi tìm huyệt ở tay phải quanh vùng bị đau, khi châm đúng huyệt thì thấy tác dụng ngay lập tức.

Ví dụ châm theo điểm đối lập: ta có một điểm bị xưng

Hình 16 : Châm điểm đối lập

Để cho bớt xung người ta không châm trực tiếp vào điểm xưng to nhất là A, thường ta hay tìm điểm đối lập với A là B hoặc C để châm thì điểm A sẽ bớt xưng.

Hoặc trường hợp 2 điểm đối xứng qua tâm

Hình 17 : Đối xứng qua tâm

Điểm A bị đau nhức do cơ bị kéo theo hướng sang điểm B bằng lực F1, nếu cứ châm vào điểm A thì sẽ không khỏi, lúc đó ta cần châm vào điểm đối xứng B bằng một lực F2 thì cơ bắp sẽ không bị căng ra và phục hồi trở lại, điểm A sẽ hết đau.

Hoặc ta ví dụ một cành cây bị gẫy

Hình 18 : Điểm bắt đầu ở xa

Cành cây bị gẫy tại điểm A, muốn chữa lành điểm A ta không chữa ngay vào điểm A hoặc điểm dối diện là B. Ta phải bắt đầu từ điểm C cách xa điểm A một đoạn để từ từ nâng cành cây lên. Khi khe gẫy A đã liền lại, thì lúc đó ta mới băng bó điểm A và B lại để cho cây nhanh liền.

Hình 19 : Điểm cuối cùng ở gần

Tôi đưa hình ảnh này để các bạn thấy nhiều khi tìm được điểm đau tắc khí thì chưa chắc đã chữa được bệnh ngay ( điểm A và B). Các điểm bị ảnh hưởng đau theo còn chạy lòng vòng ( bắt đầu từ điểm C tiến dần đến điểm A). Khi các điểm phụ đã hết đau thì nó cũng chạy về điểm chính ( điểm A và B), nơi là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Nếu chữa được điểm đau cuối cùng này thì có nghĩa ta đã chữa được bệnh tận gốc. Nhưng cũng có thể khi bạn tìm được điểm đau cuối cùng thì bạn mới phát hiện, phần cơ thể đó đã bị hư hỏng ( Trong trường hợp này là cây bị gẫy lâu ngày không chữa ngay, nên không còn khả năng lành vết gẫy được nữa), không thể nào lành lại như xưa được nữa, thì bạn cũng phải tự hiểu rằng đây là điểm giới hạn của khả năng chữa bệnh, giống như bạn đã cắt mất một phần lá phổi, thì hoạt động của khí không thể tốt như xưa được nữa. Tuy nhiên biết cách luyện tập, thì bạn vẫn giữ được sức khỏe của mình ổn định, không để cho bệnh tật xấu hơn được nữa.

Vậy làm sao xác định được điểm và hướng châm chính xác. Các bác sỹ, các lương y thường dựa theo sách vở, dựa theo kinh nghiệm nên độ chính xác không cao, bệnh không khỏi hoặc có khỏi thì cũng phải mất một thời gian dài. Còn nếu ta áp dụng phương pháp cảm nhận khí qua não bộ để tìm huyệt thì độ chính xác gần như tuyệt đối và bệnh sẽ có kết quả ngay lập tức. Có điều phương pháp này thầy thuốc không thể làm thay cho bệnh nhân được, mà bệnh nhân muốn làm được thì cũng phải luyện tập về khí thành công thì mới cảm nhận được. Cho nên những hình thức tập luyện tự chữa bệnh thì đòi hỏi người bệnh phải có tình kiên trì và lòng quyết tâm cao chứ không còn con đường nào khác. Tôi mong rằng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật người ta sẽ làm ra máy đo được sơ đồ về khí đang vận hành trong cơ thể người, lúc đó việc chữa bệnh bên Đông y sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn bây giờ rất nhiều.

Form liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thêm thông tin

Họ và tên:*
Điện thoại:*
Email:*
Nội dung
Video - Clips